Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2557/KH-UBND | Kon Tum, ngày 19 tháng 10 năm 2016 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ GIÁM SÁT BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Thực hiện Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 2358/QĐ-BYT ngày 07/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 271/KH-MTTW-BTT ngày 30/8/2016 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về thực hiện Chương trình phối hợp số 90 về an toàn thực phẩm 2 năm 2016 - 2017;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức vận động toàn xã hội, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, từng hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, tạo chuyển biến căn bản trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở hình thành nếp sống văn hóa, trong đó nông dân trên địa bàn tỉnh là người sản xuất thực phẩm an toàn, người dân trên địa bàn tỉnh được tiêu dùng thực phẩm an toàn, góp phần bảo đảm sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Tạo dư luận xã hội mạnh mẽ trong việc cổ vũ, biểu dương và tổ chức nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, đồng thời kiên quyết phê phán và xử lý theo quy định của pháp luật các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
- Kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATTP cho phù hợp.
2. Yêu cầu
- Xem việc vận động toàn dân thực hiện ATTP là một nội dung trọng tâm của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Hộ nông dân, hộ kinh doanh thực phẩm nhỏ phải là hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn mới được công nhận là gia đình văn hóa.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và giám sát bảo đảm ATTP phải được phối hợp đồng bộ, có bước đi phù hợp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức. Định kỳ có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và biểu dương, khen thưởng.
- Phát huy vai trò giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về thực hiện pháp luật ATTP, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu tại Kế hoạch số 782/KH-UBND ngày 19/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch hành động giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Kon Tum thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn 2030.
3. Chỉ tiêu
3.1. Chỉ tiêu chung hàng năm
- 100% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn tổ chức hoạt động tuyên truyền, vận động và kiểm tra, giám sát ATTP.
- Tất cả các xã được công nhận nông thôn mới và phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh phải đạt tiêu chí ATTP.
3.2. Chỉ tiêu cụ thể từng giai đoạn
- Đến năm 2017: Vận động ít nhất 50% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm và 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Đến năm 2019: Vận động ít nhất 70% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký, cam kết và ít nhất 35% số hộ được công nhận sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
- Đến năm 2020: Vận động ít nhất 90% số hộ sản xuất nông nghiệp, chế biến, kinh doanh thực phẩm đăng ký. cam kết và trên 60% số hộ được công nhận sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; 100% số hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.
II. GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, vận động bảo đảm ATTP
1.1. Đối tượng
- Người sản xuất thực phẩm.
- Người kinh doanh thực phẩm.
- Người tiêu dùng thực phẩm.
1.2. Nội dung tuyên truyền, vận động
- Các tiêu chí ATTP.
- Các điều kiện bảo đảm sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, tiêu dùng thực phẩm an toàn theo quy định của pháp luật phù hợp với từng đối tượng quản lý.
- Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng, người sản xuất, chế biến, kinh doanh trong việc bảo đảm ATTP.
- Vận động, hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm (đối với cấp xã quản lý); các hộ nông dân, cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ và các gia đình, đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp (đối với khu dân cư) đăng ký, cam kết sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm an toàn.
- Tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.
2. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật ATTP
2.1. Giám sát
a) Đối tượng
- Hộ nông dân, cơ sở, hợp tác xã; cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và theo phân cấp của từng địa phương.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP: Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương; các cơ quan quản lý ATTP trực thuộc Sở; các Phòng: Y tế, Nông nghiệp, Kinh tế,... thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Các đơn vị sự nghiệp về ATTP: Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm các huyện, thành phố; Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn.
b) Yêu cầu
- Đối với cấp tỉnh:
+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức giám sát đối với hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp huyện, cấp xã về ATTP.
+ Các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan tổ chức giám sát một số chợ, trung tâm thương mại, siêu thị và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh.
+ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Hội cấp tỉnh (Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh...) tổ chức giám sát một số hợp tác xã sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Đối với cấp huyện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các trường học có tổ chức bếp ăn tập thể thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện.
- Đối với cấp xã: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm nhỏ, lẻ, cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ nấu ăn lưu động và lễ hội, hiếu, hỷ thuộc phạm vi quản lý của cấp xã.
- Đối với khu dân cư: Trưởng Ban Công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Thôn trưởng hoặc Tổ trưởng Tổ dân phố và Trưởng các Chi hội. Chi đoàn của các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức với hình thức tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị, phát giác của người dân đối với hành vi vi phạm ATTP của các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và chế biến, kinh doanh thực phẩm ở cộng đồng dân cư, chuyển đến Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tỉnh.
3.2. Thanh tra, kiểm tra
Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và chính quyền địa phương các cấp thực hiện các nội dung sau:
- Căn cứ tình hình thực tế có thể mời đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia các đoàn kiểm tra về ATTP.
- Khi công bố kết luận thanh tra, kiểm tra theo quy định pháp luật về ATTP có trách nhiệm gửi một bản sao đến Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tuyên truyền những trường hợp chấp hành tốt hoặc giám sát việc thực hiện sau kết luận đã công bố.
- Công bố tên và việc xử lý vi phạm pháp luật nghiêm trọng về ATTP trên phương tiện truyền thông, báo chí theo quy định của pháp luật và theo quy định phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí.
4. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị, phát giác của nhân dân đối với hành vi vi phạm ATTP
4.1. Đối với cấp tỉnh: Giao Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm là đơn vị đầu mối của Sở Y tế; Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là đơn vị đầu mối của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kỹ thuật An toàn - Môi trường là đơn vị đầu mối của Sở Công Thương tiếp nhận và xử lý thông tin, kiến nghị về ATTP thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
4.2. Đối với cấp huyện, cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phân công đơn vị tiếp nhận và xử lý thông tin, báo cáo giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, nơi tiếp dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử tại địa phương.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và tổ chức xã hội liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch. Tổng hợp, đánh giá và báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đưa tiêu chí ATTP vào tiêu chí đánh giá phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh.
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hướng dẫn và cung cấp tài liệu để hỗ trợ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn theo lĩnh vực phân công, quản lý.
- Trên cơ sở kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận, kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATTP trong lĩnh vực được phụ trách.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các sở, ngành liên quan xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung nội dung về ATTP trong Bộ tiêu chí về nông thôn mới của tỉnh Kon Tum.
- Trên cơ sở kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận, kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATTP phù hợp với thực tiễn sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản tại địa phương.
3. Sở Công Thương
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí ATTP tại các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị (trừ các chợ đầu mối, chợ đấu giá nông sản).
- Hướng dẫn Ban chỉ đạo hoạt động thương mại biên giới tỉnh Kon Tum chỉ đạo các lực lượng chuyên ngành tại cửa khẩu biên giới tăng cường kiểm tra ATTP đối với hàng hóa nhập khẩu qua biên giới.
- Trên cơ sở kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận, kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATTP trong lĩnh vực được phân công.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Nghiên cứu tham mưu Ban chỉ đạo Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cấp tỉnh và Trung ương, đưa nội dung về ATTP theo tiêu chí bình xét các danh hiệu văn hóa của Phong trào.
- Tăng cường công tác phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra ATTP trong các cơ sở lưu trú du lịch có dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch; lồng ghép nội dung ATTP vào công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị chung của ngành.
5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Chương trình vận động và giám sát đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và đến tận người dân; chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài chính: Hàng năm, phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí triển khai thực hiện.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh: Tổ chức triển khai Chương trình truyền thông về ATTP; tuyên truyền, giới thiệu các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh; đưa tin phản ánh hoạt động kiểm tra, giám sát của các địa phương.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch này, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp ban hành Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch hàng năm. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí và bảo đảm các điều kiện thực hiện nội dung Kế hoạch này đến xã, phường, thị trấn và khu dân cư.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức, triển khai Kế hoạch này; hàng năm xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức tập huấn, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, xã triển khai thực hiện Kế hoạch. Xây dựng tiêu chí đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn ATTP gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân thông qua thực hiện Kế hoạch này để kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATTP cho phù hợp.
- Hội Nông dân tỉnh: Hướng dẫn, chỉ đạo các cấp hội tổ chức tập huấn, tuyên truyền vận động các gia đình hội viên và nông dân sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn. Giám sát chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tuyên truyền, vận động hội viên và gia đình do phụ nữ làm chủ hộ thực hiện sản xuất, kinh doanh tiêu dùng thực phẩm an toàn, gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình "năm không, ba sạch". Giám sát ATTP tại các chợ, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống.
- Hội Cựu chiến binh: Tuyên truyền, hướng dẫn gia đình hội viên thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Vận động phát giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP.
- Liên đoàn Lao động tỉnh: Chỉ đạo Công đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động, người sử dụng lao động trong việc bảo đảm dinh dưỡng, bảo đảm ATTP đối với sức khỏe của người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Giám sát việc bảo đảm dinh dưỡng, ATTP đối với bữa ăn ca, bếp ăn tập thể của người lao động tại các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp.
- Tỉnh Đoàn: Hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia sản xuất ATTP tại các hộ nông dân, các cơ sở, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Hướng dẫn Đoàn thanh niên các cấp chủ trì giám sát ATTP tại các bếp ăn tập thể ở các trường học.
- Các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chủ động đề xuất và hướng dẫn hội viên và các cấp hội tham gia thực hiện Kế hoạch này với hiệu quả cao.
Căn cứ nhiệm vụ theo Kế hoạch, các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện. Báo cáo kết quả thực hiện vào ngày 15 các tháng 3, 6, 9, 12 trong 02 năm 2016, 2017; báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 15/6) và hàng năm (trước ngày 15/12) về Sở Y tế (qua Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 2557/KH-UBND ngày 19/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC- | , ngày tháng năm 2016 |
Kính gửi: ………………………………………………….
I. Thông tin chung:
1. Dân số: ……………………. | 7. Số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: ……… |
2. Diện tích: ………………… | 8. Số cơ sở kinh doanh thực phẩm: ……………… |
3. Số huyện, thành phố: ………. | 9. Số cơ sở dịch vụ ăn uống: ………………… |
4. Số xã: ………; số xã được công nhận nông thôn mới: ……………… | 10. Số bếp ăn tập thể: ………………… |
5. Số phường/thị trấn: …………; Số phường/thị trấn được công nhận đô thị văn minh: …………. | 11. Số cơ sở thức ăn đường phố: …………. |
6. Số thôn/làng/tổ dân phố:……………. | Cộng (7+8+9+10+11): ………………. |
II. Công tác chỉ đạo:
STT | Hoạt động | Tuyến xã | Tuyến huyện | Tuyến tỉnh | ||
Số xã có | Tổng số | Số huyện có | Tổng số | |||
1. | Có BCĐLN ATTP do Chủ tịch UBND làm Trưởng ban |
|
|
|
|
|
2 | Có họp BCĐLN hàng quý, 6 tháng, năm |
|
|
|
|
|
3. | Có Kế hoạch triển khai Chương trình |
|
|
|
|
|
4. | Có họp tổng kết, đánh giá: |
|
|
|
|
|
| Hằng quý |
|
|
|
|
|
| 6 tháng |
|
|
|
|
|
| năm |
|
|
|
|
|
III. Các hoạt động của Chương trình:
1. Tuyên truyền, vận động:
STT | Hoạt động | Thôn/làng/tổ dân phố | Tuyến xã | Tuyến huyện | Tuyến tỉnh | |||||
SL/ buổi | TS người tham dự, phạm vi bao phủ | SL/ buổi | TS người tham dự, phạm vi bao phủ | SL/ buổi | TS người tham dự, phạm vi bao phủ | SL/ buổi | TS người tham dự, phạm vi bao phủ | |||
1. | Tổ chức Tháng hành động vì ATTP |
|
|
|
|
|
|
|
| |
2. | Nói chuyện |
|
|
|
|
|
|
|
| |
3. | Tập huấn |
|
|
|
|
|
|
|
| |
4. | Hội thảo |
|
|
|
|
|
|
|
| |
5. | Phát thanh |
|
|
|
|
|
|
|
| |
6. | Truyền hình |
|
|
|
|
|
|
|
| |
7. | Báo viết |
|
|
|
|
|
|
|
| |
8. | Sản phẩm | Băng rôn, khẩu hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
Áp phích |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Tờ gấp |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Băng đĩa hình |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Băng đĩa âm |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
Khác |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
9. | Hoạt động khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, chấp hành pháp luật ATTP:
2.1. Tổng số đoàn kiểm tra, thanh tra về ATTP
STT | Tuyến | Tổng số đoàn | Số đoàn có thành phần của MTTQ hoặc thành viên | Gửi kết luận thanh, kiểm tra tới MTTQ cùng cấp | Số cơ sở bị công bố công khai vi phạm ATTP |
1. | Xã |
|
|
|
|
2. | Huyện |
|
|
|
|
3. | Tỉnh |
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
2.2. Kết quả:
STT | Cơ sở thực phẩm | TS cơ sở hiện có | Số cơ sở được kiểm tra, thanh tra | Số cơ sở đạt | Tỷ lệ đạt (%) | |
1. | Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
|
| |
2 | Cơ sở kinh doanh |
|
|
|
| |
3. | Cơ sở dịch vụ ăn uống |
|
|
|
| |
4. | Bếp ăn tập thể |
|
|
|
| |
5. | Thức ăn đường phố |
|
|
|
| |
Cộng (1+2+3+4+5) |
|
|
|
| ||
4. | Số cơ sở vi phạm |
|
|
|
| |
5. | Xử lý | Số cơ sở bị cảnh cáo |
|
|
|
|
Số cơ sở bị phạt tiền Số tiền |
|
|
|
| ||
Số cơ sở bị hủy sản phẩm Loại sản phẩm/số lượng |
|
|
|
| ||
Cơ sở bị đóng cửa |
|
|
|
| ||
Khác |
|
|
|
|
2.3. Kết quả giám sát:
STT | Đơn vị được MTTQ và tổ chức thành viên giám sát | Số lần/năm | Ghi chú |
1. | Sở Y tế |
|
|
9 | Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm |
|
|
3. | Phòng Y tế huyện, thành phố |
|
|
4 | Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm |
|
|
5 | Trạm y tế xã, phường, thị trấn |
|
|
3. Tiếp nhận và xử lý thông tin:
STT | Tuyến | Có địa chỉ tiếp nhận ý kiến về ATTP (Số lượng/tổng) | Số vụ tiếp nhận | Số vụ xử lý | Ghi chú |
1. | Tỉnh |
|
|
|
|
2. | Huyện |
|
|
|
|
3. | Xã |
|
|
|
|
4. Hoạt động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP:
STT | Loại cơ sở thực phẩm | Tuyến xã | Tuyến huyện | Tuyến tỉnh | |||
Cấp mới | Tích lũy | Cấp mới | Tích lũy | Cấp mới | Tích lũy | ||
1. |
|
|
|
|
|
|
|
2. |
|
|
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
|
|
5. |
|
|
|
|
|
|
|
6. |
|
|
|
|
|
|
|
7. |
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
IV. Đánh giá chung:
1. Mục tiêu Chương trình:
- Tỷ lệ khu dân cư, xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, giám sát ATTP?
- Số hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn/tổng số
- Số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn/tổng số
- Số xã được công nhận nông thôn mới đạt tiêu chí ATTP/tổng số xã nông thôn mới
- Số phường, thị trấn được công nhận đô thị văn minh đạt tiêu chí ATTP/tổng số phường, thị trấn đô thị văn minh.
2. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
3. Yếu kém, tồn tại:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
4. Kiến nghị:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 về việc tiếp tục đấy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2016 về tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường trách nhiệm và hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 4Kế hoạch 9742/KH-UBND-MTTQ năm 2016 thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 5Kế hoạch 127/KHPH-UBND-UBMTTQ năm 2016 thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 6Nghị quyết 20/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XII
- 7Quyết định 4809/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 về việc tiếp tục đấy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 2Chương trình 90/CTrPH/CP-ĐCTUBTWMTTQVN năm 2016 phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do Chính phủ - Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành
- 3Kế hoạch 782/KH-UBND năm 2016 hành động giai đoạn 2016-2020 tỉnh Kon Tum thực hiện Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030
- 4Quyết định 2358/QĐ-BYT năm 2016 về Hướng dẫn thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2016 về tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 6Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường trách nhiệm và hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 7Kế hoạch 9742/KH-UBND-MTTQ năm 2016 thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020
- 8Kế hoạch 127/KHPH-UBND-UBMTTQ năm 2016 thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 9Nghị quyết 20/NQ-HĐND năm 2016 về Chương trình giám sát năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa XII
- 10Quyết định 4809/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình lấy mẫu giám sát an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020
Kế hoạch 2557/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 2557/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 19/10/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Văn Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra