Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2404/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 21 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 2160/KH-UBND ngày 15/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2030;

Căn cứ tình hình thực tế về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển ngành nghề nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, ngành nghề có giá trị kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới, tăng nhanh giá trị sản xuất của các ngành nghề và dịch vụ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và tôn tạo, gìn giữ không gian nông thôn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng bình quân các nhóm ngành nghề nông thôn đạt 5-5,5%/năm

- Thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn tăng từ 2,2 - 2,5 lần so với năm 2023.

- 100% cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường theo quy định.

- Duy trì và phát triển các làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận, phấn đấu đến năm 2030 giá trị sản xuất của các làng nghề, làng nghề truyền thống đạt trên 240.000 triệu đồng.

II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Phát triển các ngành sản xuất

a) Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, máy móc, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh để nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường. Đa dạng hoá các sản phẩm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản trong đó tập trung vào các sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại để bảo tồn, phát huy các sản phẩm đặc trưng, truyền thống, đậm đà bản sắc vùng, miền của địa phương, xây dựng các chỉ tiêu chất lượng liên quan như VietGap, HACCP nhằm nâng cao chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, dần dần hướng đến thị trường xuất khẩu. Tập trung phát triển ngành chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản tại một số địa phương, cụ thể:

- Huyện Lệ Thủy: Xay xát gạo, sản xuất mật ong, nấu rượu, chế biến sản phẩm từ sen, yến, tổ yến, tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây, tinh bột mì tinh; chế biến từ thủy hải sản như mực khô, cá lóc khô, ếch khô, các sản phẩm chế biến nông sản khác như khoai gieo, bột bánh canh, các sản phẩm rau sạch, ớt, tiêu, mướp đắng, các sản phẩm dược liệu như tinh dầu sả, tinh dầu tràm, dầu gội thảo dược, trà các loại.

- Huyện Quảng Ninh: Xay xát gạo, sản xuất bún bánh, bột bánh canh, mật ong, khoai gieo, nấu rượu, chế biến từ thủy hải sản như mực khô, tôm khô, cá bờm trắng khô, mắm, ruốc các loại; các sản phẩm từ dược liệu như cà gai leo, dầu lạc, dầu mè đen.

- Thành phố Đồng Hới: Các ngành nghề xay xát gạo, sản xuất bún, bánh canh, bánh bột lọc, bánh bèo, nem, chả; chế biến từ thủy hải sản như mực khô, nước mắm, hải sản các loại, ngành nghề nấu rượu, sản xuất trứng vịt, chim trĩ và trứng chim trĩ.

- Huyện Bố Trạch: Xay xát gạo, chế biến bún bánh, nấu rượu, sản xuất thịt lợn sạch, tinh bột sắn dây, tinh bột nghệ, dầu thực vật (lạc, vừng), tinh dầu sả, tinh dầu tràm, mật ong, chế biến thủy hải sản như nước mắm, mực khô, hải sản, rau sạch các loại, sản phẩm nông sản khác như ổi, cam, hồ tiêu, phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến nấm ăn, nấm dược liệu, dầu lạc, cà gai leo và một số loại cây dược liệu khác có lợi thế.

- Huyện Quảng Trạch: Sản xuất bún bánh, dầu lạc, mây tre đan, xay xát gạo, chế biến mắm, ruốc, mực khô, nước mắm, thủy hải sản các loại, các sản phẩm thịt gà sạch, rau sạch.

- Thị xã Ba Đồn: Xay xát gạo, chế biến bún bánh, sản xuất đũa gỗ, nón lá, nem, chả các loại, chế biến mắm, ruốc, mực khô, nước mắm, thủy hải sản các loại, các sản phẩm từ rau sạch, rau hữu cơ theo hướng Vietgap.

- Huyện Tuyên Hoá: Xay xát gạo, sản xuất mật ong, nấm ăn các loại, thịt bò, thịt gà sạch, chế biến từ dược liệu như cà gai leo, dây thìa canh, các sản phẩm từ chế biến từ lạc, các sản phẩm nông sản khác như cam, bưởi.

- Huyện Minh Hoá: Các sản phẩm nông sản như cam, bưởi, ớt bản, lạc, sản xuất mật ong, dầu lạc, thịt gà sạch, thịt bò, thịt lợn.

b) Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ:

Khuyến khích, kêu gọi đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các huyện Bố Trạch, Tuyên hoá. Thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu gắn liền với cơ sở chế biến. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân, cơ sở sản xuất tham gia xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để chủ động trong sản xuất, nghiên cứu chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong phát triển vùng nguyên liệu. Hỗ trợ kinh phí ứng dụng chuyển giao kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, xây dựng các mô hình trình diễn để nhân rộng và phát triển, thường xuyên cải tiến mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm cho các cơ sở sản xuất, cơ sở làng nghề. Khuyến khích các cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện của đơn vị.

c) Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

Từng bước nâng cao năng lực của các cơ sở sản xuất để sản xuất các loại nguyên liệu mới, nguyên liệu phù hợp với xu hướng phát triển của các nhóm ngành nghề nông thôn. Tập trung vào sản xuất các loại nguyên liệu tái chế, phụ phẩm nông nghiệp, các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường và các loại nguyên liệu thay thế cho các nguồn nguyên liệu đang trở nên khan hiếm, nguyên liệu phải nhập khẩu. Chủ động tìm kiếm và nhận chuyển giao các công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra các sản phẩm hữu ích từ phế, phụ phẩm của các ngành sản xuất khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn.

d) Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ

Tiếp tục phát triển mạnh các mặt hàng đồ gỗ, nón lá, mây tre, đan lát tại các địa phương có thế mạnh như huyện Bố Trạch, Ba Đồn, Quảng Trạch, Lệ Thủy, Tuyên Hoá; sản xuất cơ khí nhỏ tại các địa phương trong toàn tỉnh, ưu tiên chú trọng đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm sức lao động cũng như tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Chủ động nghiên cứu và áp dụng công nghệ mới, công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, đồng thời thay thế nguyên liệu truyền thống đang trở nên khan hiếm, bằng các loại nguyên liệu sẵn có, dễ kiếm, nguyên liệu tái chế, nhưng không làm thay đổi giá trị truyền thống của sản phẩm. Đẩy mạnh nghiên cứu thiết kế mẫu mã, phát triển các sản phẩm mới, xây dựng thương hiệu, dấu hiệu nhận diện, truy xuất nguồn gốc xuất xứ và phù hợp thị hiếu, văn hóa người tiêu dùng trong nước và thế giới. Khuyến khích, kêu gọi thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác để bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở dệt may trên địa bàn, tăng cường công tác đào tạo nghề dệt may, đặc biệt là các lớp may mặc, sản xuất da giày phục vụ khách du lịch; tiếp tục phát triển mạnh các ngành nghề cơ khí nhỏ, ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật, máy móc vào sản xuất. Duy trì và phát triển các nghề rèn nông cụ tại thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, nghiên cứu nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Phát triển một số cơ sở sửa chữa cơ khí, trùng tu các phương tiện vận tải nhỏ, máy móc tàu thuyền đánh bắt hải sản tại các địa phương.

e) Ngành sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh

Phát triển các vùng chuyên canh sản xuất, kinh doanh hoa cảnh, cây cảnh, các câu lạc bộ sinh vật cảnh, hợp tác xã sinh vật cảnh; thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm, hội thi sinh vật cảnh để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; phát triển cơ sở sinh vật cảnh gắn với các điểm tham quan, hoạt động du lịch, trải nghiệm và chụp ảnh lưu niệm.

f) Sản xuất muối

Tiếp tục quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nghề sản xuất muối Phú Lộc, xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng muối, đa dạng hoá sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tiến tới sản xuất muối bằng phương pháp hiện đại. Ưu tiên bố trí nguồn vốn để hỗ trợ Hợp tác xã muối Quảng Phú đầu tư các trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất.

g) Ngành dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn

Hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân cung cấp các dịch vụ nông thôn phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ nông thôn: dịch vụ sản xuất nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt nông thôn; dịch vụ ăn uống, giải khát, văn hóa, nghệ thuật... Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp như làm đất, thu hoạch, cuốn rơm, vận chuyển vật tư phân bón và các dịch vụ sau thu hoạch như phơi sấy, chế biến sản phẩm nhằm giảm bớt sức lao động cho người dân. Chú trọng phát triển các dịch vụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân nông thôn.

2. Bảo tồn và phát triển làng nghề

Tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ đã được phê duyệt tại Kế hoạch số 2160/KH-UBND ngày 15/11/2022 triển khai thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2030.

3. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững

Lấy kinh tế nông thôn (kinh tế tập thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo...) làm nền tảng cho mục tiêu phát triển của các nhóm ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Thực hiện chuyển đổi số một cách phù hợp trong các hoạt động ngành nghề nông thôn, tổ chức quản lý bài bản, khoa học các khâu nguyên liệu đầu vào, sản xuất, chế biến, cung cấp các dịch vụ. Chuyển từ mục tiêu “Hỗ trợ kinh tế hộ” sang “Hỗ trợ kinh tế tập thể”, tập trung nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và các hình thức hợp tác, liên kết khác; cân bằng, hỗ trợ doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, kinh tế hộ.

4. Bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề

Phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề theo hướng bền vững, bao trùm và đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường, trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tính độc đáo làng nghề, các hoạt động trải nghiệm nông nghiệp và môi trường sinh thái đặc trưng khu vực nông thôn. Ưu tiên đầu tư xây dựng, phát triển cảnh quan nông thôn gắn với các điểm du lịch, khu du lịch sinh, phát huy lợi thế từng địa phương, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, thân thiện và hài hòa với thiên nhiên.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2024 - 2030 dự kiến: 58.650 triệu đồng (Năm mươi tám tỷ, sáu trăm năm mươi triệu đồng), trong đó:

- Ngân sách tỉnh: 50.400 triệu đồng;

- Ngân sách huyện: 8.250 triệu đồng.

Cơ cấu nguồn vốn: Bao gồm nguồn vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, chính sách nông nghiệp, nguồn vốn lồng ghép khác.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về công tác tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về vai trò và tầm quan trọng của của việc phát triển ngành nghề nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện đời sống của người dân; Đa dạng hoá hình thức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh cơ sở. Nội dung tuyên truyền chủ yếu về thông tin thị trường, tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã sản phẩm để giúp các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, hợp tác xã định hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường.

2. Tổ chức lại sản xuất ngành nghề nông thôn, làng nghề

- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất hiệu quả tiếp cận thị trường, nguồn vốn, mua sắm máy móc, tích tụ đất đai, áp dụng công nghệ để phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, tăng quy mô sản xuất. Tiếp tục đổi mới và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp và các hợp tác xã giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt. Xây dựng các chương trình hỗ trợ người dân khởi nghiệp trong sản xuất kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn.

- Hình thành hệ thống các doanh nghiệp lớn đầu tư vào ngành nghề nông thôn đóng vai trò hạt nhân (cung cấp đầu vào, chế biến, thương mại) liên kết với hợp tác xã, các cơ sở nhỏ tạo liên kết chuỗi giá trị và định hướng phát triển thị trường tiêu thụ. Hình thành một số cụm công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất ngành nghề nông gắn vùng sản xuất với chế biến, thương mại.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, cơ giới hoá, máy móc, thiết bị vào sản xuất theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đặc biệt ưu tiên đối với các công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường và phù hợp đặc điểm từng nhóm ngành nghề.

- Khuyến khích và có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, người dân sản xuất các nhóm sản phẩm ngành nghề nông thôn tái sử dụng phụ phẩm nông, lâm, thủy sản làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các mặt hàng ngành nghề nông thôn để tiết kiệm nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển mô hình sản xuất tuần hoàn, thân thiện môi trường.

3. Xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung

- Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề; phát triển một số sản phẩm chủ lực như: nón lá, mây tre đan, đan lát, dược liệu... tại các địa phương có điều kiện.

- Khuyến khích và hỗ trợ cơ chế hợp tác để phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và kinh doanh nguyên liệu phục vụ làng nghề. Hỗ trợ phát triển các nguồn nguyên liệu có chứng chỉ bền vững, phù hợp quy chuẩn quốc tế và nguồn nguyên liệu thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Hỗ trợ việc nghiên cứu, chọn tạo và công nhận các loại giống mới cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; chuyển giao các giống mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua các chương trình phát triển sản xuất, khuyến nông.

4. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường nông thôn

Đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân nông thôn như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, thủy lợi, kho bãi, hệ thống xử lý môi trường... Đồng thời, chú trọng đến việc tôn tạo cảnh quan, không gian sinh sống của người dân nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các làng nghề truyền thống có nguy cơ ô nhiễm môi trường, bị mai một, thất truyền, các làng nghề có giá trị văn hóa đặc sắc.

5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng về lãnh đạo, chuyển đổi số, kỹ năng quản lý, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp đối với chủ doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn; Đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động, kiến thức công nghệ thông tin cơ bản, thiết kế mẫu mã cho lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn, chú trọng công tác đào tạo nghề tại các làng nghề, làng nghề truyền thống.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi của các làng nghề, làng nghề truyền thống tham gia đào tạo, truyền nghề cho người lao động; đồng thời khuyến khích tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng dạy học, thiết kế mẫu mã sản phẩm và xu hướng thị trường.

6. Phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ số

- Tăng cường ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao năng lực quản lý, sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại các sản phẩm ngành nghề nông thôn; bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong việc số hóa sản phẩm, xây dựng các sàn thương mại, lưu trữ tài liệu, sản phẩm, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề.

- Áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, trong đó tập trung các công nghệ sử dụng nguyên liệu tái chế, các phế phụ phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn hướng tới sản xuất xanh, sản xuất tuần hoàn, sản xuất khép kín.

7. Huy động nguồn lực

- Ưu tiên bố trí đất đai, mặt bằng sản xuất, các chính sách thuế, tín dụng; tạo điều kiện tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế cho doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở đầu tư vào sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn; hỗ trợ các đơn vị đầu tư nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật; đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp tại các địa phương có các làng nghề.

- Huy động nguồn lực của các cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn để đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh; tăng cường công tác thiết kế mẫu mã, đa dạng sản phẩm; chủ động xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành địa phương tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ kết quả phát triển ngành nghề nông thôn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hàng năm chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn gửi Sở Tài chính thẩm định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan cân đối kế hoạch vốn để thực hiện Kế hoạch đối với nguồn vốn thuộc nhiệm vụ tham mưu phân bổ của Sở.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn; khảo sát, đề xuất xây dựng một số điểm trưng bày sản phẩm ngành nghề của địa phương.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương rà soát, quy hoạch bố trí đủ diện tích đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định.

6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành địa phương hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu, đăng ký mã vạch sản phẩm cho các làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị, có hiệu quả kinh tế; hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ đối với những sáng chế trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn; Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến, thương mại tiêu thụ sản phẩm ngành nghề nông thôn.

7. Sở Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan; các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa, làng nghề của các địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu về du lịch.

8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo chính sách hiện hành, trong đó chú trọng đến công tác đào tạo nghề mới, đào tạo lại, chuyển đổi nghề cho lao động ở các làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác. Hướng dẫn, đôn đốc cấp huyện tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn ở địa phương.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn đến các cơ sở ngành nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất ngành nghề xây dựng các chương trình, dự án để được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

- Xây dựng kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn hàng năm ở địa phương, chủ động bố trí kinh phí từ các nguồn vốn được giao hàng năm để hỗ trợ thực hiện các dự án phát triển ngành nghề.

- Hướng dẫn, chỉ đạo lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống hàng năm trên địa bàn (nếu có).

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã thực hiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn; Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, địa phương có tên ở mục V;
- VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, CVNN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Ngọc Lâm

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
(Kèm theo Kế hoạch số 2404/KH-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Nhóm ngành nghề

Giá trị sản xuất năm 2023 (triệu đồng)

Thu nhập bình quân (triệu đồng/ lđ /tháng)

Tổng số lao động đến hết năm 2023

 

Tổng số cơ sở SXKD đến hết năm 2023

Tổng số lao động

Trong đó

Tổng số cơ sở

Trong đó

Lao động thường xuyên

Lao động thời vụ

LĐ đã qua đào tạo

Doanh nghiệp

HTX, THT

Hộ KD cá thể

1

Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

1.118.652

3,5

7.649

2.335

4.798

516

5.384

47

15

5.322

2

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

223.114

4,5

3.680

1.079

2.520

81

2.260

2

1

2.257

3

Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

124.455

2,5

1.322

299

967

56

448

3

10

435

4

Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ

1.603.253

3,0

24.302

10.681

11.156

2.465

12.268

29

15

12.224

5

Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh

511

3,0

85

40

30

15

12

1

1

10

6

Sản xuất muối

5.500

4,8

620

 

620

 

272

 

1

271

7

Các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn

1.451.685

4,0

11.870

7.537

2.542

1.791

5.173

90

10

5.073

 

Tổng cộng

4.527.170

 

49.527

21.971

22.632

4.924

25.817

172

53

25.592

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN
(Kèm theo Kế hoạch số 2404/KH-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống

Giá trị sản xuất năm 2023 (triệu đồng)

Thu nhập bình quân (triệu đồng/ Iđ /tháng)

Tổng số lao động trong làng nghề năm 2023 (người)

Tổng số cơ sở SXKD năm 2023

Tổng số lao động

Trong đó

 

Trong đó

Lao động thường xuyên

Lao động thời vụ

Lao động đã qua đào tạo

Tổng số cơ sở

Doanh nghiệp

HTX

Hộ cá thể

I

Làng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

LN đan lát, mộc dân dụng thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy

11.700

5,0

95

60

15

20

31

-

-

31

2

LN chổi đót Lệ Bình, xã Mai Thủy

1.550

2,5

68

35

33

-

35

-

-

35

3

Sản xuất chiếu cói thôn An Xá, xã Lộc Thủy

1.100

4,0

14

9

3

2

6

-

1

5

4

LN sản xuất nón lá Mỹ Trạch, xã Mỹ Trạch

11.863

2,0

600

600

 

 

100

 

 

100

5

LN sản xuất nón lá, vận tải liên xã Ba Đề, xã Bắc Trạch

7.261

2,0

300

300

 

 

40

 

 

40

6

LN CB hải sản, cơ khí Quy Đức, xã Đức Trạch

2.231

2,3

150

15

135

 

60

 

 

60

7

LN sản xuất rượu, vận tải Gia Hưng, xã Hưng Trạch

2.100

3,0

130

130

 

 

120

 

 

120

8

LN sản xuất nón lá, vận tải Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch

8.135

2,0

350

350

 

 

70

 

 

70

9

LN chế biến hải sản, cơ khí Lý Nhân Nam, xã Nhân Trạch

1.094

2,2

50

50

 

 

5

 

 

5

10

Làng nghề sản xuất hương Quyết Thắng, xã Thanh Trạch

9.000

2,5

900

100

800

 

300

 

 

300

11

Làng nghề bún bánh mè xát Tân An, xã Quảng Thanh

3.600

3,0

450

450

 

 

233

 

1

232

12

Làng nghề nón lá Hà Tiến, xã Quảng Tiến

7.560

2,2

617

525

92

 

231

 

1

230

13

Làng nghề chế biến nước mắm thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân

5.000

4,0

405

10

300

95

286

 

1

285

14

LN rèn đúc, sản xuất mộc mỹ nghệ Nhân Hòa, xã Quảng Hòa

160

4,0

25

23

2

 

8

 

 

8

15

LN sản xuất nón lá Vân Lôi, xã Quảng Hải

4.000

 

690

630

60

 

341

 

1

340

16

Làng nghề sản xuất nón lá thôn La Hà, xã Quảng Văn

7.000

3,0

150

100

50

 

61

 

1

60

17

Làng nghề đan tre tổng hợp thôn Diên Trường, xã Quảng Sơn

1.620

6,0

30

20

10

 

10

 

 

10

18

Làng nghề sản xuất chổi đót tổ dân phố 5

1.000

4,0

90

55

35

 

25

 

 

25

19

Làng nghề chế biến khoai deo thôn Tân Định, xã Hải Ninh

9.500

3

780

674

106

 

201

 

1

200

II

Làng nghề truyền thống

 

 

-

 

 

 

-

 

 

 

1

LN SX nón lá truyền thống Hạ Thôn, xã Quảng Tân

21.600

2,5

2.100

500

1.600

 

871

 

1

870

2

LN SX nón lá truyền thống Thổ Ngọa, phường Quảng Thuận

10.500

2,5

570

470

100

 

470

 

 

470

3

LN đan lát truyền thống Thọ Đơn, phường Quảng Phong

3.138

7,0

523

500

23

 

523

 

 

523

4

LN SX nón lá và mặt mây xuất khẩu truyền thống thôn La Hà, xã Quảng Văn

1.200

3,0

250

180

70

 

106

 

1

105

5

LN sản xuất rượu truyền thống Võ Xá, xã Võ Ninh

2.800

2

800

200

600

 

701

 

1

700

6

Làng nghề truyền thống muối Phú Lộc, xã Quảng Phú

5.500

4,8

620

620

 

 

272

 

1

271

7

LN rèn đúc truyền thống Mai Hồng, xã Đồng Trạch

8.900

4,6

180

180

 

 

149

 

 

149

8

LN Sản xuất rượu Tuy Lộc, xã Lộc Thủy

1.750

5,0

150

50

100

-

120

 

1

119

9

LN nón lá Quy Hậu, xã Liên Thủy

38.556

2,5

1.530

1.020

510

-

510

 

-

510

10

LN sản xuất chế biến rượu truyền thống Vạn Lộc, xã Vạn Trạch

3.250

3,0

220

220

 

 

120

 

 

120

 

Tổng cộng

192.668

 

12.837

8.076

4.644

117

6.005

 

12

5.993

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ THỰC HIỆN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, LN, LNTT GIAI ĐOẠN 2019-2023
(Kèm theo Kế hoạch số 2404/KH-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Nội dung

ĐVT

Khối lượng

Kinh phí thực hiện giai đoạn 2019-2023

Tổng kinh phí

Trong đó

NSTW

NS tỉnh

NS địa phương

1

Xúc tiến thương mại

lượt

10

700

700

70

 

2

Khoa học công nghệ

 

 

 

 

 

 

3

Đào tạo nhân lực

Số người

2.298

4.596

 

 

4.596

4

Mua máy móc, vật liệu xây dựng nhà xưởng, dây chuyền SX

cơ sở

127

18.220

15.822

953

1.445

 

TỔNG CỘNG

 

 

23.516

16.522

1.023

6.041

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2404/KH-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Nhóm ngành nghề

Giá trị sản xuất (triệu đồng)

Thu nhập bình quân (triệu đồng/ Iđ /tháng)

Tổng số lao động (tính đến hết năm 2030)

Tổng số cơ sở SXKD (tính đến hết năm 2030)

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Tổng số lao động

Trong đó

Doanh nghiệp

HTX, THT

Hộ KD cá thể

Lao động thường xuyên

Lao động thời vụ

Lao động đã qua đào tạo

1

Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản

1.146.618

1.175.284

1.204.666

1.234.782

1.265.652

1.297.293

1.329.726

7,100

9.093

2.776

5.703

614

56

18

6.326

2

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

228.692

234.409

240.269

246.276

252.433

258.744

265.212

7,133

4.364

1.282

2.995

87

2

1

2.683

3

Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn

127.566

130.756

134.024

137.375

140.809

144.330

147.938

8,500

1.756

415

1.261

80

4

12

517

4

Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ

1.643.334

1.684.418

1.726.528

1.769.691

1.813.934

1.859.282

1.905.764

7,490

28.887

12.696

13.261

2.930

34

18

14.530

5

Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh

524

537

550

564

578

593

607

5,140

102

48

36

18

1

1

12

6

Sản xuất muối

5.500

5.600

5.700

5.800

5.900

5.950

6.000

7,200

700

650

-

50

1

1

275

7

Các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn

1.487.977

1.525.177

1.563.306

1.602.389

1.642.448

1.683.510

1.725.597

7,900

14.109

8.959

3.021

2.129

107

12

6.030

 

Tổng cộng

4.640.211

4.756.181

4.875.043

4.996.877

5.121.754

5.249.702

5.380.844

 

59.011

26.826

26.277

5.908

205

63

30.373

 

PHỤ LỤC 5

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2404/KH-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

Tên làng nghề, làng nghề truyền thống

Giá trị sản xuất (triệu đồng)

Thu nhập bình quân (triệu đồng/ L.động /tháng)

Tổng số lao động (tính đến hết năm 2030)

Tổng số cơ sở SXKD (tính đến hết năm 2030)

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Tổng số lao động

Trong đó

Doanh nghiệp

HTX, THT

Hộ KD cá thể

Lao động thường xuyên

Lao động thời vụ

Lao động đã qua đào tạo

I

Làng nghề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

LN đan lát, mộc dân dụng thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy

11.750

11.770

11.772

11.775

11.777

11.780

11.782

6,0

111

70

20

21

 

 

31

2

LN chổi đót Lệ Bình, xã Mai Thủy

1.580

1.620

1.660

1.700

1.730

1.750

1.770

3,0

100

38

37

25

 

 

38

3

Sản xuất chiếu cói thôn An Xá, xã Lộc Thủy

1.200

1.250

1.300

1.350

1.400

1.450

1.500

4,0

14

9

3

2

 

1

5

4

LN sản xuất nón lá Mỹ Trạch

12.041

12.222

12.405

12.591

12.780

12.792

13.166

4,0

600

600

 

 

 

 

100

5

LN sản xuất nón lá, vận tải liên xã Ba Đề

7.370

7.480

7.593

7.707

7.822

7.939

8.059

4,0

300

300

 

 

 

 

40

6

LN CB hải sản, cơ khí Quy Đức

2.264

2.298

2.333

2.368

2.403

2.439

2.476

4,5

135

135

 

 

 

 

60

7

LN sản xuất rượu, vận tải Gia Hưng

2.132

2.163

2.186

2.229

2.262

2.296

2.331

4,0

130

130

 

 

 

1

120

8

LN sản xuất nón lá, vận tải Cao Lao Hạ

8.257

8.381

8.507

8.634

8.764

8.895

9.029

3,0

350

350

 

 

 

 

70

9

LN chế biến hải sản, cơ khí Lý Nhân Nam

1.110

1.127

1.144

1.161

1.179

1.196

1.214

4,5

50

50

 

 

 

1

10

10

Làng nghề sản xuất hương Quyết Thắng, xã Thanh Trạch

9.135

9.272

9.411

9.552

9.696

9.841

9.989

5,0

900

800

100

 

 

1

300

11

Làng nghề bún bánh mè xát Tân An, xã Quảng Thanh

3.810

4.024

4.658

5.295

6.350

7.115

7.828

4,5

500

450

50

 

 

1

232

12

Làng nghề nón lá Hà Tiến, xã Quảng Tiến

7.600

7.650

7.700

7.750

7.790

7.800

7.890

4,5

825

525

250

50

 

1

250

13

Làng nghề chế biến nước mắm thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân

5.500

5.750

5.850

6.100

6.200

6.300

6.400

5,0

420

25

300

95

 

1

285

14

LN rèn đúc, sản xuất mộc mỹ nghệ Nhân Hòa, xã Quảng Hòa

170

180

190

220

250

300

340

4,5

69

34

20

15

 

 

10

15

LN sản xuất nón lá Vân Lôi, xã Quảng Hải

4.000

4.200

4.600

4.700

4.900

5.000

5.500

5

630

630

 

 

 

1

350

16

Làng nghề sản xuất nón lá thôn La Hà, xã Quảng Văn

7.100

7.150

7.200

7.250

7.300

7.350

7.400

3.5

202

150

50

2

2

 

65

17

Làng nghề đan tre tổng hợp thôn Diên Trường

1.755

1.890

2.025

2.160

2.295

2.295

2.295

8,5

320

200

100

20

 

 

200

18

Làng nghề sản xuất chổi đót tổ dân phố 5, phường Quảng Phong TX Ba Đồn

1.050

1.100

1.150

1.200

1.280

1.320

1.400

4,5

69

34

20

15

 

 

30

19

Làng nghề chế biến khoai deo thôn Tân Định, xã Hải Ninh

9.643

9.787

9.934

10.085

10.234

10.388

10.544

5,0

780

674

106

 

 

1

200

II

Làng nghề truyền thống

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

 

 

 

1

LN SX nón lá truyền thống Hạ Thôn, xã Quảng Tân

24.300

25.000

25.500

26.000

26.500

27.000

28.000

4,5

900

250

200

450

1

2

870

2

LN SX nón lá truyền thống Thổ Ngọa, xã Quảng Thuận

11.500

11.800

12.300

12.900

13.600

13.800

14.000

4

570

450

100

20

 

 

470

3

LN đan lát truyền thống Thọ Đơn, thị xã Ba Đồn

3.338

3.538

3.738

3.938

4.138

4.338

4.538

8,7

1.023

500

23

500

 

 

530

4

LN SX nón lá và mặt mây xuất khẩu truyền thống thôn La Hà, xã Quảng Văn

1.205

1.210

1.215

1.220

1.225

1.230

1.235

4

300

250

50

 

 

2

115

5

LN sản xuất rượu truyền thống Võ Xá

2.842

2.885

2.928

2.973

3.016

3.062

3.108

3,0

800

200

600

 

 

1

700

6

Làng nghề truyền thống muối Phú Lộc, xã Quảng Phú

7.100

7.450

8.250

8.340

8.610

8.620

8.700

6,5

770

620

100

50

 

1

271

7

LN rèn đúc truyền thống Mai Hồng, xã Đồng Trạch

9.034

9.169

9.307

9.446

9.588

9.732

9.878

5,0

180

180

 

 

 

 

149

8

LN Sản xuất rượu Tuy Lộc, xã Lộc Thủy

1.900

2.100

2.150

2.200

2.300

2.400

2.500

5,5

180

50

100

30

 

1

119

9

LN nón lá Quy Hậu, xã Liên Thủy

40.869

43.182

45.496

47.810

50.122

52.436

54.749

3,0

1.638

1.100

538

0

0

1

564

10

LN sản xuất chế biến rượu truyền thống Vạn Lộc, xã Vạn Trạch

3.299

3.348

3.398

3.449

3.501

3.554

3.607

4,5

220

220

 

 

 

 

120

 

Tổng cộng

202.854

208.996

215.900

222.103

229.012

234.418

241.228

 

13.086

9.024

2.767

1.295

3

17

6.304

 

PHỤ LỤC 6

KẾ HOẠCH KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 2404/KH-UBND ngày 21/11/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình)

TT

 Kinh phí
 
(Triệu đồng)

Nội dung

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

NS tỉnh

NS huyện

1

Mặt bằng sản xuất

500

0

500

0

500

0

500

0

500

0

500

0

500

0

2

Xúc tiến thương mại

700

20

700

20

700

20

700

20

700

100

700

20

700

20

3

Đào tạo nhân lực

600

 

1.000

 

1.000

 

1.000

 

1.400

 

1.400

 

1.400

 

4

Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn

3.200

1.190

3.800

1.185

4.500

885

5.000

1.185

5.400

1.200

5.900

1.185

6.400

1.200

 

Tổng cộng

5.000

1.210

6.000

1.205

6.700

905

7.200

1.205

8.000

1.300

8.500

1.205

9.000

1.220

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 2404/KH-UBND năm 2023 phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Quảng Bình đến năm 2030

  • Số hiệu: 2404/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 21/11/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Đoàn Ngọc Lâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản