Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 231/KH-UBND | Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2016 |
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 23/CĐ-UBATGTQG ngày 31/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia; Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 12/12/2012 của Thành ủy Hà Nội; Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 26/5/2016 của Thành ủy Hà Nội; Nghị Quyết số 06/2015/NQ-HĐND ngày 01/12/2015 của HĐND thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 31/12/2015 của UBND Thành phố; Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 12/12/2016 của UBND Thành phố về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công điện số 2239/CĐ-TTg ngày 13/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội xuân năm 2017; Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm những nội dung như sau:
1. Tạo được sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành có liên quan trong việc hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị.
2. Tăng cường công tác tổ chức giao thông, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, phục vụ nhân dân đón Tết và mùa lễ hội Xuân Đinh Dậu năm 2017 trong không khí vui tươi, phấn khởi, giao thông đi lại thuận lợi, an toàn.
3. Tăng cường tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhất là các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông; tiếp tục siết chặt quản lý kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện; tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý xe thô sơ, xe mô tô, xe cơ giới ba bánh, xe tự chế, các phương tiện giao thông chở hàng hóa cồng kềnh gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Phấn đấu kiềm chế, giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt (trên cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương) so với cùng kỳ năm 2016; không để xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nghiêm trọng.
- Không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là dịp trước và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, đặc biệt tại các cửa ngõ ra vào nội đô, các tuyến vành đai, trục chính xuyên tâm, các bến xe, nhà ga,...
- Không để xảy ra tình trạng đua xe và cổ vũ đua xe trái phép; các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, đặc biệt tại các tuyến quốc lộ, khu vực ngoại thành, các tuyến đường giao thông nông thôn.
- Đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Thực hiện thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng nếp sống “văn hóa giao thông”; tuyên truyền Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ; tuyên truyền các quy tắc giao thông tại nơi giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, các quy tắc về an toàn giao thông đường thủy; tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Tuyên truyền tại phường, xã, tổ dân phố, các cơ quan, doanh nghiệp thông qua cấp ủy chi bộ cơ sở, Tổ dân phố, Ban công tác mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ...
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các báo đài trung ương và địa phương; tuyên truyền qua hệ thống loa tại các nút giao thông trọng điểm; tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông bằng nhiều hình thức; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.
- Tổ chức các buổi tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông lưu động bằng loa, phát tờ rơi, trưng bày ảnh,… tập trung tại các bến xe, nhà ga các tuyến đường giao thông nông thôn.
2. Công tác đầu tư, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông
2.1. Công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
a. Các công trình giao thông trọng điểm do Bộ Giao thông vận tải đầu tư
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong công tác tổ chức giao thông, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người tham gia giao thông, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt trong dịp Tết và mùa Lễ hội Xuân năm 2017.
b. Các công trình giao thông của thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông phải hoàn thành trong năm 2016, đặc biệt là các công trình trọng điểm, cấp bách nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, trên cơ sở đảm bảo chất lượng và tuyệt đối an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
- Đối với các công trình có thời gian thi công kéo dài, khẩn trương hoàn thiện một số hạng mục, tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông nhằm phục vụ nhân dân đi lại thuận lợi, an toàn trong dịp Tết và mùa Lễ hội Xuân năm 2017.
2.2. Công tác tổ chức giao thông, sửa chữa đảm bảo an toàn giao thông
Tập trung triển khai các giải pháp để hạn chế ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bao gồm:
- Huy động tối đa lực lượng tổ chức chốt trực, hướng dẫn, phân luồng giao thông tại các điểm hay xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, các vị trí rào chắn phục vụ thi công các công trình trên địa bàn Thành phố; các bến xe nhà ga, các tuyến cửa ngõ ra vào nội đô, các tuyến vành đai, trục chính xuyên tâm.
- Rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông tại các nút (pha đèn, chu kỳ đèn, bổ sung biển báo, vạch kẻ đường,...) phù hợp lưu lượng giao thông thực tế tại từng thời điểm, đảm bảo không xảy ra ùn tắc giao thông.
- Tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, tránh ùn tắc giao thông tại các điểm tổ chức Chợ hoa xuân phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, các điểm tâm linh (Chùa Quán Sứ, Phủ Tây Hồ, Đền Ngọc Sơn, Tổ Đình Phúc Khánh, Văn Miếu - Quốc Tử Giám,…), các điểm bắn pháo hoa; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong Lễ hội Chùa Hương năm 2017.
- Tăng cường công tác tuần tra, tuần đường, duy tu, duy trì, kịp thời phát hiện và xử lý các hư hỏng, đảm bảo cầu, đường êm thuận phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện, an toàn, nhất là trong dịp Tết và mùa Lễ hội Xuân năm 2017; rà soát bổ sung, thay thế biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường phù hợp với Quy chuẩn QCVN 41: 2016/BGTVT của Bộ Giao thông vận tải.
- Tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại các vị trí đường ngang giao cắt cùng mức với đường sắt; đảm bảo an toàn giao thông đường thủy tại các hồ có tổ chức vui chơi, giải trí, các bến tàu, bến đò trên địa bàn Thành phố.
3. Công tác quản lý, khai thác vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện
3.1. Công tác quản lý, khai thác vận tải
- Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ vận tải hành khách; mở mới 04 tuyến buýt nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Rà soát, điều chỉnh một số tuyến buýt để đảm bảo hiệu quả việc kết nối hệ thống giao thông công cộng khi tuyến buýt nhanh - BRT đi vào hoạt động.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới vận tải hành khách liên tỉnh để giảm ùn tắc giao thông.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch vận tải hành khách phục vụ nhân dân dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017 trên nguyên tắc đảm bảo số lượng và chất lượng phương tiện; niêm yết công khai giá cước và thực hiện đúng giá cước niêm yết, tuyệt đối không tùy tiện tăng giá cước; phương tiện phải đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; có kế hoạch bố trí đầy đủ xe tăng cường để kịp thời giải tỏa hành khách trong những ngày cao điểm; thái độ phục vụ hành khách văn minh, lịch sự; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về thời gian chạy, lộ trình để người dân thuận lợi khi tiếp cận.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, xử lý “xe dù”, “bến cóc”, xe buýt trá hình xe núp bóng xe hợp đồng để vận chuyển hành khách tuyến cố định; xe chở khách chở quá số người quy định; xe chạy “rùa bò”, vòng vo đón trả khách gây ùn tắc giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
3.2. Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện
- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng phương tiện, nhất là các vi phạm về kích thước thùng xe tại nơi xuất phát (kho bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu,...) để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ.
4. Công tác tuần tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Huy động tối đa các lực lượng tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; vi phạm về tải trọng phương tiện đẩy mạnh việc kiểm tra xử lý vi phạm qua hệ thống camera giám sát giao thông.
- Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện chở hàng cồng kềnh, quá khổ, quá tải vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; chú trọng công tác tuần tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến đường tỉnh lộ, các tuyến đường giao thông nông thôn.
- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự cho hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế, các sự kiện chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, thể thao trên địa bàn Thủ đô.
- Kiểm tra, xử lý và ngăn chặn việc đầu cơ, buôn bán vé, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé vận tải hành khách trái quy định; đảm bảo an ninh, an toàn, thuận lợi cho hành khách hạn chế tối đa hiện tượng ùn ứ khách tại các bến xe nhất là trong các ngày Lễ, Tết.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các điểm trông giữ phương tiện, xử lý nghiêm các trường hợp phương tiện dừng, đỗ trái quy định, các điểm trông giữ phương tiện mở trái phép, các trường hợp tăng giá vé trông giữ xe trái quy định; giải tỏa lấn chiếm hè phố, lòng đường, hành lang an toàn giao thông để kinh doanh buôn bán, các chợ “cóc”, chợ tạm, treo đặt biển quảng cáo, làm mái che, mái vẩy ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến vận tải hành khách, các bến xe, bến tầu và các trạm đón trả khách, đảm bảo an toàn thuận lợi cho hành khách, nhất là trong các dịp trước, sau Tết và mùa Lễ hội Xuân Đinh Dậu năm 2017.
- Kiểm tra các công trình đang thi công, kiên quyết xử lý nghiêm các công trình vi phạm quy định về an toàn giao thông, diện tích rào chắn, tiến độ thi công an toàn lao động và vệ sinh môi trường, ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng đổ bậy đất thải, phế thải xây dựng ra hè, đường và nơi công cộng.
IV. PHÂN CÔNG - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải (Thường trực Ban ATGT thành phố)
- Chủ trì, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các sở, ban ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị. Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
- Chủ trì xây dựng và triển khai kế hoạch phục vụ vận tải hành khách trước trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và mùa Lễ hội Xuân năm 2017 trên địa bàn Thành phố.
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông; tăng cường công tác tổ chức giao thông, duy tu, duy trì đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các lực lượng của Công an Thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp xe chở hàng cồng kềnh; vi phạm quy định về tải trọng phương tiện kích thước thành thùng xe; chú trọng kiểm tra, xử lý ngay tại nơi xuất phát (kho bến bãi, nhà ga, mỏ vật liệu,…) để ngăn chặn kịp thời các xe ô tô chở hàng quá tải trọng lưu thông trên các tuyến đường bộ; kiểm tra, xử lý các phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; vi phạm các quy định về kinh doanh vận tải; “xe dù”, “bến cóc”; xe buýt trá hình; xe núp bóng xe hợp đồng để vận chuyển hành khách tuyến cố định, ...
- Phối hợp với Công an Thành phố, tăng cường lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông tại các nút giao thông trọng điểm, các điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, các tuyến cửa ngõ ra vào nội đô, nhất là trong các ngày lễ tết.
- Tăng cường công tác trực cảnh giới tại các vị trí đường ngang giao cắt cùng mức với đường sắt.
- Cung cấp số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin về tình hình trật tự, an toàn giao thông do người dân phản ánh để có phương án xử lý thích hợp, thông tin kịp thời cho các cơ quan thông tin đại chúng, đặc biệt là Kênh VOV giao thông về tình hình giao thông trên địa bàn Thành phố và các phương án tổ chức giao thông, phân luồng, điều tiết giao thông.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; trọng tâm tuyên truyền Nghị định số 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ; tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; tổ chức tuyên truyền lưu động bằng loa, trưng bày ảnh, phát tờ rơi,… tại các bến xe, nhà ga trên địa bàn Thành phố.
2. Công an Thành phố
- Huy động tối đa các lực lượng, Công an các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tập trung vào các lỗi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông như: vi phạm quy định về nồng độ cồn; quy định về tốc độ; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô xe gắn máy, xe đạp điện; chạy xe lạng lách, đánh võng; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; xe ô tô chở hành khách quá số người quy định tránh vượt sai quy định; tình trạng “xe dù”, “bến cóc”; phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn; vi phạm an toàn giao thông đường thủy nội địa; xe chở hàng cồng kềnh gây mất trật tự, an toàn giao thông,... kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi uy hiếp an toàn, an ninh hàng không trên địa bàn Thành phố.
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm chở hàng quá tải trọng; kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ trong hoạt động kiểm tra tải trọng phương tiện; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để đấu tranh có hiệu quả với hành vi có biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kiểm soát tải trọng phương tiện.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tăng cường tối đa các lực lượng hướng dẫn, điều khiển giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông; tập trung cao điểm vào các tháng, ngày cuối năm và đầu năm (thời điểm nhân dân về quê đón Tết và trở lại Hà Nội sau Tết), nhất là tại các tuyến cửa ngõ ra vào nội đô, các đường vành đai quốc lộ, cao tốc, các trục xuyên tâm, bến xe, nhà ga,... trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền qua hệ thống loa tại các nút giao thông trọng điểm; tuyên truyền lưu động tại các bến xe, nhà ga, các vị trí giao cắt đường bộ và đường sắt,.. tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, Đài PTTH Hà Nội, các báo của Thủ đô tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; chú trọng tuyên truyền các hành vi vi phạm thường diễn ra trong các dịp Tết, mùa Lễ hội Xuân và chế tài xử phạt tương ứng tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ như: điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã uống rượu bia; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện chạy xe lạng lách, đánh võng,... tuyên truyền các quy tắc an toàn giao thông tại vị trí đường ngang giao cắt với đường sắt, quy tắc an toàn khi đi tàu thủy, phà đò, .... tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; biểu dương gương người tốt, việc tốt trong chấp hành pháp luật về giao thông, đi đôi với phê phán các tổ chức, cá nhân cố ý vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong các trường học trên địa bàn Thành phố; tăng cường phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông trong việc tiếp nhận thông tin các trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về giao thông để quản lý, giáo dục, tránh tái phạm; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại khu vực cổng trường, không để xảy ra ùn tắc giao thông.
5. Bộ Tư lệnh Thủ đô
Chỉ đạo lực lượng Kiểm soát quân sự phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông vận tải trong công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đối tượng sử dụng giấy tờ, biển số giả phương tiện quân sự để hoạt động trái phép, các trường hợp xe quân sự vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; phối hợp giải quyết ùn tắc giao thông tại các điểm thường xuyên ùn tắc trên địa bàn Thành phố.
6. Tổng Công ty vận tải Hà Nội
- Xây dựng phương án đảm bảo vận chuyển hành khách và kế hoạch xe dự phòng, xe tăng cường để phục vụ, kịp thời đáp ứng khi cần thiết, huy động tối đa khả năng phương tiện phục vụ, đặc biệt trong các dịp lễ, tết và mùa Lễ hội Xuân năm 2017; tập trung nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chất lượng an toàn kỹ thuật phương tiện nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Tăng cường khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định; tăng cường kiểm tra các điều kiện an toàn cho phương tiện trước khi xuất bến, giữ gìn trật tự an ninh, phòng chống cháy nổ trong khu vực các bến xe.
7. UBND các quận, huyện, thị xã
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quản lý.
- Duy tu, sửa chữa kịp thời các hư hỏng, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn giao thông như: biển báo, vạch kẻ đường, gờ giảm tốc,... trên các tuyến đường do địa phương quản lý.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông tại các vị trí đường ngang dân sinh giao cắt cùng mức với đường sắt, không để phát sinh đường ngang dân sinh trái phép; bảo đảm an toàn giao thông tại các bến tàu, bến đò, cảng đường thủy, các hồ có dịch vụ vui chơi, giải trí trên địa bàn. Tổ chức giao thông, chống ùn tắc giao thông tại các cổng trường học, bến xe, bệnh viện, các khu chợ, … trên địa bàn quản lý.
- Đẩy nhanh tiến độ công tác giải phóng mặt bằng các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn; tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, hành lang an toàn giao thông trái quy định, các hoạt động “xe dù”, “bến cóc”; ngăn chặn và xóa bỏ các đường ngang dân sinh mở trái phép,... gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền các cấp đối với kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quản lý theo quy định.
- Đẩy mạnh tuyên truyền đến phường, xã, thị trấn, tổ dân phố, từng người dân về các quy định của pháp luật trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Phát huy vai trò của hệ thống loa truyền thanh cơ sở, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng dân phố, Trưởng thôn, các Đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Mở các đợt tuyên truyền lưu động bằng loa, trưng bày ảnh, tờ rơi,... nhất là tại các tuyến đường giao thông nông thôn, các khu chợ, các địa bàn có đường sắt đi qua,...
8. Các sở, ban, ngành có liên quan
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp đồng bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho cán bộ, công nhân viên chức; tích cực vận động cán bộ, công nhân viên sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng để hạn chế ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Ban Tuyên giáo Thành ủy và các tổ chức chính trị - xã hội
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tuyên truyền, vận động hội viên và nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khi tham giao thông.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện thị xã căn cứ nội dung của kế hoạch này xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất gửi về Sở Giao thông vận tải - Thường trực Ban an toàn giao thông Thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Kế hoạch 37/KH-UBND triển khai hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 3Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2016 tổ chức chợ hoa xuân phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2016 tổ chức Hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP về khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và triển khai đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 tại Hà Nội
- 5Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2016 bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội 2017 do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 33/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 7Quyết định 1920/QĐ-UBND Đề án tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và kéo giảm ùn tắc giao thông năm 2017 và những năm tiếp theo do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông do Ban Bí thư ban hành
- 2Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2013 tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Ngọ và năm 2014 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Kế hoạch 37/KH-UBND triển khai hoạt động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014
- 4Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 5Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2015 thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016
- 6Nghị quyết 06/2015/NQ-HĐND về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020
- 7Công điện 23/CĐ-UBATGTQG thực hiện biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong quý IV năm 2016 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia điện
- 8Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công điện 2239/CĐ-TTg năm 2016 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội Xuân 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2016 về tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 trên địa bàn do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 11Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2016 tổ chức chợ hoa xuân phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 12Kế hoạch 228/KH-UBND năm 2016 tổ chức Hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết 16/2008/NQ-CP về khắc phục ùn tắc giao thông tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và triển khai đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 tại Hà Nội
- 13Kế hoạch 230/KH-UBND năm 2016 bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu và Lễ hội 2017 do thành phố Hà Nội ban hành
- 14Kế hoạch 33/KH-UBND triển khai công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2017 do thành phố Hải Phòng ban hành
- 15Quyết định 1920/QĐ-UBND Đề án tăng cường công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và kéo giảm ùn tắc giao thông năm 2017 và những năm tiếp theo do tỉnh Bình Dương ban hành
Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2016 đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 231/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 19/12/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thế Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra