Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2194/KH-UBND | Hà Nam, ngày 07 tháng 8 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 20/CT-TTG NGÀY 17/5/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ trong Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức ngành Thanh tra trong công tác đổi mới, xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp, giảm thiểu phiền hà, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
2. Yêu cầu
Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp phù hợp và phân công trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, đơn vị; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị để thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg đạt hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện kế hoạch thanh tra hàng năm theo quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp quá 01 lần/năm
1.1. Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra:
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có chức năng thanh tra, kiểm tra cùng cấp, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của địa phương, đơn vị và sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, phải chi tiết cụ thể nội dung, thời gian, đối tượng thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao cho cơ quan thanh tra (không được đưa vào kế hoạch thanh tra đối với các cuộc thanh tra không đúng thẩm quyền, trái với định hướng chương trình thanh tra).
1.2. Phối hợp xử lý chồng chéo với Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành khi xây dựng kế hoạch thanh tra
Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, gửi dự thảo về Thanh tra tỉnh trước ngày 20/10 hàng năm để xử lý chồng chéo (đảm bảo không có sự chồng chéo với kế hoạch thanh tra, kiểm tra của thanh tra Bộ, ngành, đặc biệt đối với các Sở, ngành không được chồng chéo với thanh tra ngành dọc cấp trên).
Thanh tra tỉnh chủ trì rà soát, xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; có ý kiến bằng văn bản đối với các cơ quan, đơn vị về dự thảo kế hoạch thanh tra (ý kiến rõ những cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc không tiến hành thanh tra, kiểm tra) và báo cáo UBND tỉnh.
1.3. Phối hợp xử lý chồng chéo khi xây dựng kế hoạch thanh tra của tỉnh
Hằng năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của địa phương, chỉ đạo, hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự thảo chương trình kế hoạch của từng đơn vị gửi về Thanh tra tỉnh tổng hợp, xử lý chồng chéo, cụ thể:
Trước khi xây dựng kế hoạch, Thanh tra tỉnh tiến hành khảo sát những nội dung dự kiến của các Sở, Ban, ngành, địa phương, tổng hợp xây dựng định hướng thanh tra của tỉnh, nếu có sự trùng hợp sẽ thảo luận, lựa chọn, loại trừ chồng chéo, báo cáo UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
Căn cứ vào định hướng thanh tra của tỉnh, Thanh tra tỉnh triển khai, hướng dẫn thanh tra các Sở, ngành, các thành phố, huyện xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra cụ thể, chi tiết gửi Thanh tra tỉnh để tổng hợp, tổ chức hội nghị thảo luận (nếu cần), xác định thẩm quyền thanh tra, lựa chọn, loại trừ chồng chéo hoặc đề xuất lồng ghép các cuộc thanh, kiểm tra có cùng đối tượng nhằm tránh chồng chéo nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung được thanh tra. Đảm bảo thanh, kiểm tra đối với doanh nghiệp không quá 1 lần/năm (trừ các trường hợp vi phạm) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trên cơ sở thảo luận, ý kiến của Thanh tra tỉnh, thanh tra các Sở, ngành, các huyện, thành phố điều chỉnh, xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố phê duyệt theo đúng thẩm quyền (thời hạn trước ngày 15/11 hàng năm) và gửi về Thanh tra tỉnh để giám sát. Đối với các cuộc thanh tra đột xuất hoặc thanh, kiểm tra theo chuyên đề không có trong Chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt thì cơ quan, đơn vị chủ động phối hợp với Thanh tra tỉnh rà soát, xử lý chồng chéo, nhất là đối với thanh tra các doanh nghiệp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt mới tiến hành thanh tra, kiểm tra.
Chương trình công tác thanh tra được cấp có thẩm quyền phê duyệt được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (Cổng thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin điện tử của các đơn vị...) để đối tượng được thanh, kiểm tra theo dõi, kiến nghị những bất cập, chồng chéo, đề xuất nguyện vọng và phản ánh việc gây khó khăn đối với doanh nghiệp trong quá trình tiến hành thanh tra, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, nhũng nhiễu, cản trở hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phối hợp xây dựng kế hoạch và xử lý chồng chéo giữa kế hoạch thanh tra với kế hoạch kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
Khi xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra, Thanh tra tỉnh, các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động nắm bắt, phối hợp, trao đổi, thống nhất với các đơn vị của Kiểm toán Nhà nước để tránh chồng chéo ngay từ khi xây dựng dự thảo kế hoạch.
Khi nhận được văn bản của Kiểm toán Nhà nước, UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra (tránh chồng chéo với kế hoạch của Kiểm toán nhà nước), đồng thời đề xuất cụ thể vào dự thảo kế hoạch của Kiểm toán nhà nước (nếu cần), báo cáo UBND tỉnh để thống nhất với Kiểm toán Nhà nước.
3. Phối hợp xử lý chồng chéo với kế hoạch kiểm toán, Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành trong quá trình thực hiện kế hoạch thanh tra
Khi thực hiện Chương trình công tác thanh tra của tỉnh, nếu phát hiện có sự chồng chéo với kế hoạch của Kiểm toán Nhà nước, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành (nhất là tại doanh nghiệp), các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp, trao đổi, thống nhất với đơn vị được giao thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch thanh tra hoặc báo cáo UBND tỉnh để thống nhất phương án xử lý chồng chéo theo quy định. Trường hợp cần phải điều chỉnh kế hoạch thanh tra, Chánh Thanh tra báo cáo người phê duyệt kế hoạch thanh tra xem xét phê duyệt điều chỉnh.
Trong quá trình nắm tình hình để xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, nếu phát hiện nội dung, đối tượng thanh tra đã được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thì cơ quan, đơn vị được giao tiến hành thanh tra theo kế hoạch thanh tra phải thu thập kết luận thanh tra, báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét quyết định.
4. Về thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm
- Thanh tra tỉnh, các Sở, Ban, ngành, địa phương trên cơ sở công tác quản lý nhà nước và các quy định về hoạt động thanh tra để xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc đề xuất thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định. Khi đề xuất thanh tra đột xuất, Thanh tra Sở, Ban, ngành, địa phương cần xác định rõ căn cứ, cơ sở các dấu hiệu vi phạm để thanh tra đột xuất (từ kết quả nắm tình hình, báo chí dư luận phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, doanh nghiệp...).
- Khi tiến hành thanh tra không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra hay vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất.
- Kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ hành vi vi phạm, nguyên nhân, tính chất, mức độ vi phạm, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với cá nhân, tổ chức có liên quan.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Thanh tra tỉnh tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch thanh tra của các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nhằm kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra...; đồng thời, đề xuất xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Quán triệt, tuyên truyền các nội dung Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp và Kế hoạch của UBND tỉnh đến cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm tuân thủ pháp luật và phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, đảm bảo các cuộc thanh tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt, hoạt động thanh tra đúng thẩm quyền, nội dung thanh tra giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao, ban hành kết luận đúng thời hạn theo quy định.
- Đổi mới công tác xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra; khắc phục tình trạng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra để giảm thiểu phiền hà cho doanh nghiệp. Trường hợp phát hiện có sự chồng chéo trong kế hoạch thanh tra của Cơ quan thanh tra khác hoặc kế hoạch của Kiểm toán nhà nước phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan đơn vị có liên quan để có giải pháp phù hợp, tránh chồng chéo, đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
2. Thanh tra tỉnh:
Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả, thống nhất các nội dung của Kế hoạch. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra theo đúng các quy định của pháp luật. Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện công tác thanh tra trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3Kế hoạch 4074/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 5Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 6Quyết định 3838/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 7Quyết định 1304/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra và danh mục thanh tra, kiểm tra năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 8Quyết định 488/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung Kế hoạch thanh tra doanh nghiệp năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 9Quyết định 1146/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung danh mục kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 11Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 2Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 4Kế hoạch 4074/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Kế hoạch 233/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 7Quyết định 3838/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Danh mục kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 8Quyết định 1304/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra và danh mục thanh tra, kiểm tra năm 2018 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 9Quyết định 488/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung Kế hoạch thanh tra doanh nghiệp năm 2018 do tỉnh Gia Lai ban hành
- 10Quyết định 1146/QĐ-UBND phê duyệt bổ sung danh mục kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2018 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 11Chỉ thị 26/CT-UBND năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 12Kế hoạch 145/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Kế hoạch 2194/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 2194/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Đông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra