Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 07 tháng 05 năm 2015 |
Thực hiện Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gồm các nội dung sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH LAO TỈNH HÀ TĨNH
1. Tình hình, đặc điểm chung
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc tỉnh Bắc Trung Bộ có dân số gần 1.300.000 người, mặc dù không có số liệu điều tra đánh giá chỉ số dịch tễ lao, nhưng qua triển khai hoạt động phòng, chống lao (PCL) có thể nhận định tình hình mắc bệnh lao ở Hà Tĩnh khá cao; trong giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi năm Chương trình phòng, chống lao (CTCL) Hà Tĩnh đã phát hiện 1.435 bệnh nhân lao (BN) các thể, trong đó bệnh nhân lao phổi AFB(+) là 743; tỷ lệ phát hiện bệnh lao các thể là 111/100.000 dân.
Trong giai đoạn 2010 - 2014 bình quân mỗi năm Hà Tĩnh phát hiện 1.277 BN lao các thể (tỷ lệ 98/100.000 dân), xu hướng phát hiện có chiều hướng giảm dần. Nhưng nếu căn cứ vào chỉ số dịch tễ của WHO và CTCLQG đưa ra tỷ lệ mắc lao mới hiện nay là 147/100.000 dân, thì Hà Tĩnh có hơn 1.800 người mắc lao mới và khoảng 250 người tử vong do lao (20/100.000 dân). Tình hình mắc lao ở người trẻ tuổi có chiều hướng gia tăng phản ánh tình trạng nguồn lây trong cộng đồng còn nhiều, vấn đề lao/HIV, lao kháng thuốc cũng rất đáng lo ngại.
Tỷ lệ tử vong do bệnh lao hiện nay là 0,96 % trong tổng số bệnh nhân lao phát hiện được (số liệu tính bình quân từ năm 2010-2014).
2. Mạng lưới phòng chống lao
- Tuyến tỉnh: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi có qui mô 100 giường bệnh làm nhiệm vụ khám chữa bệnh (KCB) vừa làm nhiệm vụ phòng, chống lao; là cơ quan thường trực quản lý, tham mưu chỉ đạo hoạt động CTCLQG trên địa bàn tỉnh; tổng số cán bộ, viên chức trong đơn vị là 89 người, trong đó 60 người làm chuyên môn y dược (có 14 bác sỹ, 06 người có trình độ trên đại học), 29 người làm ngành nghề khác; có 7 khoa, 5 phòng chức năng, trong đó Phòng chỉ đạo tuyến (CĐT) có 07 người (có 05 người kiêm nhiệm).
- Tuyến huyện: Mỗi huyện thành lập Tổ chống lao có 03 người làm chuyên môn trong đó 01 bác sỹ làm tổ trưởng, 01 bác sỹ hoặc điều dưỡng chuyên trách và 01 kỹ thuật viên xét nghiệm, tổ chống lao hiện nay trực thuộc Bệnh viện đa khoa tuyến huyện; năm 2012 thành lập thêm Tổ chống lao Trại giam Xuân Hà (Cục VIII - Bộ Công an).
- Tuyến xã: Mỗi xã, phường, thị trấn có một cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm quản lý hoạt động PCL trên địa bàn.
- Hoạt động PCL tại cơ sở được lồng ghép vào hoạt động y tế chung.
3. Kết quả hoạt động phòng, chống lao giai đoạn 2010 - 2014
(Phụ lục kèm theo)
4. Những tồn tại, hạn chế
- Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân lao vẫn còn thấp so với số BN lao hiện có trong cộng đồng, còn thấp so với chỉ tiêu đề ra 98/100.000 dân;
- Chất lượng quản lý, điều trị bệnh nhân lao chưa đều, nhất là tuyến cơ sở; một số đơn vị xét nghiệm theo dõi đánh giá kết quả điều trị chưa đúng qui trình, chất lượng giám sát chưa cao, kinh phí giám sát từ tuyến huyện xuống xã chưa có;
- Hoạt động xét nghiệm phục vụ phát hiện chẩn đoán chỉ mới dừng lại ở kỹ thuật truyền thống (kỹ thuật xét nghiệm đờm và chụp X quang), chưa phát triển được kỹ thuật mới;
- Nguồn nhân lực cho công tác PCL ở các tuyến còn yếu, biến động nhiều;
- Công tác truyền thông PCL chưa đáp ứng yêu cầu, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội với công tác PCL còn hạn chế;
- Việc triển khai hoạt động lồng ghép Lao - HIV tại một số huyện, thành phố, thị xã còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu;
- Hoạt động phối hợp công tư hiệu quả còn thấp, nhiều cơ sở y tế tư nhân không muốn tham gia phối hợp hoạt động PCL;
- Cập nhật thông tin, thống kê, báo cáo CTCL một số đơn vị làm chưa kịp thời, đầy đủ, đúng quy định làm ảnh hưởng đến tiến độ tổng hợp báo cáo chung của tỉnh;
- Nguồn kinh phí được cấp chủ yếu là từ Chương trình MTQG, chỉ đáp ứng được các hoạt động thiết yếu của chương trình; thiếu kinh phí cho các hoạt động: Truyền thông, đào tạo, tập huấn, giám sát hỗ trợ, giao ban...đặc biệt là thiếu kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị kỹ thuật mới. Chưa có kinh phí đối ứng của tỉnh.
5. Thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác PCL
2.1. Thuận lợi:
- Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 374/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2014 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; sự chỉ đạo của Bộ Y tế, của cấp ủy chính quyền các cấp và Sở Y tế; sự tham gia của các tổ chức đoàn thể;
- Mạng lưới Chương trình đã triển khai đến cơ sở và từng bước đi vào nề nếp; hoạt động PCL được lồng ghép vào hệ thống y tế chung; Chiến lược DOTS được triển khai có hiệu quả; kỹ thuật mới về chẩn đoán, thuốc điều trị vacxin phòng bệnh được đưa vào áp dụng.
2.2. Khó khăn, thách thức:
- Tình hình dịch tễ bệnh lao còn cao, Việt Nam đứng thứ 12/22 nước có gánh nặng bệnh lao cao nhất toàn cầu, đứng thứ 14/27 nước có bệnh lao kháng đa thuốc cao; nguồn lây trong cộng đồng còn cao chưa phát hiện được;
- Lao đa kháng thuốc đang diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng;
- Đại dịch HIV làm tăng cơ hội nhiễm trùng trong đó chủ yếu là bệnh lao;
- Nhân lực cho hoạt động PCL chủ yếu là kiêm nhiệm, đặc biệt là tuyến cơ sở;
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn thiếu;
- Nguồn tài chính cho công tác PCL thiếu hụt do cắt giảm nguồn viện trợ cho chương trình mục tiêu;
- Rào cản về mặt tâm lý xã hội do bệnh lao gây ra còn nặng nề, bệnh nhân mặc cảm, cộng đồng còn kỳ thị, hiểu biết của người dân về bệnh lao chưa đầy đủ;
- Sự ủng hộ của chính quyền các cấp còn ở nhiều cấp độ khác nhau, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị chưa nhiều.
Giảm tỷ lệ mắc, nhiễm và tử vong do lao và hướng tới loại bỏ hoàn toàn bệnh lao trong cộng đồng, đạt mục tiêu giảm tỷ lệ mắc lao xuống ít hơn 50 trường hợp trong 100.000 dân vào năm 2030.
1. Mục tiêu đến năm 2020
- Giảm tỷ lệ nhiễm lao trong cộng đồng từ 187 (trong năm 2015) xuống 131 trường hợp/100.000 dân;
- Giảm tỷ lệ tử vong xuống ít hơn 10 trường hợp trên 100.000 dân (so với 20 trường hợp/100.000 dân năm 2015);
- Duy trì tỷ lệ mắc lao kháng đa thuốc dưới 5% các trường hợp nhiễm lao mới.
* Các chỉ tiêu cơ bản về PCL tỉnh Hà Tĩnh từ 2015 - 2020:
1. Dân số được CTCLQG bảo vệ: Duy trì 100% dân số.
2. Tỷ lệ người thử đờm/dân số: Tăng 0,05% mỗi năm.
3. Tỷ lệ BN các thể/100.000 dân: Đảm bảo được từ 100-106/100.000 dân.
Trong đó:
- Tỷ lệ lao phổi AFB (+) mới/100.000 dân: từ 50-52/100.000 dân;
- Tỷ lệ lao phổi AFB (-) và lao ngoài phổi/100.000 dân: từ 50-54/100.000 dân.
4. Tỷ lệ điều trị khỏi lao AFB (+) mới: Duy trì tỷ lệ > 90%.
5. Tỷ lệ tử vong chung do lao các thể: Giảm 0,1 % năm trong tổng số BN lao phát hiện được.
6. Tỷ lệ lao đa kháng/ tổng số BN lao: Dưới 5 % trên tổng BN lao các thể.
2. Tầm nhìn đến năm 2030
Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10/100.000 dân; giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 50/100.000 dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam nói chung và người dân Hà Tĩnh nói riêng được sống trong môi trường không còn bệnh lao.
1. Giải pháp chính sách, pháp luật
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác PCL, gắn hoạt động PCL với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Công tác PCL có sự tham gia, phối hợp tích cực của các ban ngành, đoàn thể, các tổ tổ chức chính trị xã hội, của cộng đồng và mỗi cá nhân trong đó ngành Y tế đóng vai trò nòng cốt.
2. Giải pháp truyền thông
- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng PCL bằng nhiều hình thức để nâng cao sự hiểu biết của người dân về bệnh lao, xóa bỏ rào cản tâm lý do bệnh lao gây ra, mọi người chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ KCB lao và dự phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp;
- Các tổ chức đoàn thể , các hội (Nông dân, Phụ nữ, Người cao tuổi...), người bệnh, người nhà người bệnh tích cực tham gia vào hoạt động tuyên truyền PCL. Đưa nội dung truyền thông PCL vào chương trình sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể các cấp, nhất là ở cơ sở;
- Đưa nội dung tuyên truyền PCL vào chương trình giảng dạy ngoại khóa tại các trường THCS, THPT, cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh;
- Đưa tin tuyên truyền PCL, tăng thời lượng, tần suất và miễn phí phát sóng; đẩy mạnh tuyên truyền PCL trên hệ thống truyền thanh cơ sở;
- Phát triển mạng lưới tuyên truyền và có chế độ hỗ trợ cho tuyên truyền viên cơ sở; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về bệnh lao trong các cơ quan đoàn thể và trong trường học;
- Biên soạn, in ấn tài liệu truyền thông, làm các biển Pano tuyên truyền PCL.
3. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ PCBL
3.1. Tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị có hiệu quả bệnh lao:
- Nâng cao chất lượng trong phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh lao tại các cơ sở KCB trong tỉnh, nhất là ở Bệnh viện đa khoa tuyến huyện tạo điều kiện thuận lợi để người dân, tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh lao;
- Duy trì hoạt động mạng lưới PCL các tuyến có chất lượng, phối hợp tốt giữa các cơ sở KCB trong phát hiện, chẩn đoán, điều trị bệnh lao;
- Khuyến khích cộng đồng, các tổ chức xã hội và cá nhân hỗ trợ cho người bệnh lao được sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh lao thuận lợi;
- Kết hợp hình thức phát hiện thụ động và chủ động nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, khu vực đông dân cư.
3.2. Đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao:
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển chuyên môn kỹ thuật ở Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của của CTCLQG/Bệnh viện Phổi TW, sự đầu tư của tỉnh, của Ngành để mua sắm trang thiết bị y tế, đào tạo cán bộ, áp dụng kỹ thuật mới trong KCB đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của người dân trên địa bàn tỉnh;
- Phấn đấu từ năm 2015 - 2017 triển khai các kỹ thuật chẩn đoán lao nhanh bằng Gen-Xpert, nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường lỏng Batec, chụp X-Quang di động kỹ thuật số... Triển khai hoạt động lao trẻ em, lao kháng thuốc; tiếp cận áp dụng các phác đồ mới trong điều trị bệnh lao theo hướng dẫn của CTCL quốc gia, chỉ đạo triển khai Chiến lược thực hành, quản lý bệnh phổi; giám sát hoạt động chuyên môn tuyến dưới về lĩnh vực chuyên khoa lao và bệnh phổi. Thành lập một số khoa phòng mới như khoa điều trị Lao kháng thuốc, khoa bệnh phổi...;
- Từ năm 2018 - 2020: Triển khai kỹ thuật chụp CT-Scaner, nội soi phế quản ống mềm, kính hiển vi đèn LED …;
- Từ 2020 - 2030: Duy trì và phát triển kỹ thuật chuyên sâu về hô hấp, thực hiện được trên 70% kỹ thuật của bệnh viện chuyên khoa do Bộ Y tế ban hành;
- Bệnh viện đa khoa tỉnh phối hợp với CTCL để cung cấp dịch vụ khám, chẩn đoán bệnh lao, bao gồm cả dịch vụ kỹ thuật cao (Chụp CT-Scaner, nội soi...);
- Bệnh viện đa khoa huyện là tuyến y tế quan trọng nhất trong mạng lưới PCL, do vậy phải làm tốt nhiệm vụ khám phát hiện, chẩn đoán, quản lý điều trị, dự phòng bệnh lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thành lập Hội đồng chẩn đoán Lao âm tính và ngoài phổi có chất lượng (có bác sỹ chuyên khoa I trong Hội đồng);
- Các Trung tâm Y tế dự phòng theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp với các đơn vị chống lao các tuyến tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCL (truyền thông, giám sát, giao ban...);
- Thực hiện Chiến lược DOTS một cách mềm dẻo và có chất lượng tại tất cả các cơ sở quản lý, điều trị bệnh nhân lao; ứng dụng phác đồ mới trong điều trị lao có hiệu quả do CTCLQG/Bộ Y tế ban hành.
4. Giải pháp hợp tác quốc tế
- Tranh thủ sự hợp tác, đầu tư về nguồn lực, phương tiện, kỹ thuật, trang thiết bị y tế của các Tổ chức quốc tế và CTCLQG/Bệnh viện Phổi TW để phục vụ cho hoạt động PCL tại địa phương, nhất là các thiết bị kỹ thuật mới dùng trong phát hiện chẩn đoán lao nhanh, các thuốc chống lao hạng 2...;
- Phối hợp với y tế tỉnh Bolykhamxay nước bạn Lào, y tế các Khu kinh tế của tỉnh để phát hiện, quản lý điều trị bệnh lao cho người dân qua lại cửa khẩu, công nhân đến làm việc tại các Khu kinh tế.
5. Giải pháp về cung ứng thuốc và hậu cần kỹ thuật PCL
- Hoàn thiện cơ chế quản lý thuốc chữa lao theo từng tuyến;
- Đảm bảo cung ứng thuốc chữa bệnh lao đầy đủ kịp thời. Trường hợp nguồn thuốc cấp từ Trung ương thiếu, địa phương sẽ chi ngân sách để mua thuốc kịp thời, đảm bảo CTCL tỉnh có cơ số dự trữ thuốc tối thiểu 1,5-2 quy (dựa trên lưu lượng bệnh nhân được phát hiện);
- Đầu tư trang thiết bị y tế, nhất là thiết bị y tế có kỹ thuật công nghệ mới X-Quang di động kỹ thuật số (xe ôtô có máy X-quang KTS), máy chẩn đoán lao nhanh Gene-Xpert, labo nuôi cấy vi khuẩn môi trường lỏng Batec, máy xét nghiệm tự động, kính hiển vi đèn Led, CT-Scaner, nội soi phế quản...;
- Cải tạo cơ sở hạ tầng của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh cho phù hợp với tính chất đặc thù của bệnh viện chuyên khoa dễ lây nhiễm, nâng cấp các phòng cấp cứu, thủ thuật..., hệ thống xử lý chất thải lỏng và rắn đạt tiêu chuẩn.
6. Giải pháp về nguồn tài chính cho công tác PCBL
Trong điều kiện nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế bị cắt giảm mạnh do Việt Nam đã đạt đến mức thu nhập trung bình; đề duy trì và phát huy thành quả đạt được, đẩy nhanh tiến trình cắt giảm nguồn lây, thực hiện thành công các mục tiêu đề ra trong Chiến lược PCL mà Việt Nam đã cam kết với WHO đòi hỏi phải có nguồn tài chính bền vững cho hoạt động PCL. Do vậy, nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch, gồm: Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh và huy động xã hội hóa (Phụ lục 4).
7. Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao
- Tăng cường công tác đào tạo bằng nhiều hình thức khác nhau, kết hợp đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn, đào tạo theo nhu cầu phát triển chuyên môn kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành cho cán bộ y tế;
- Đến năm 2017, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh có 18-20 bác sỹ, trong đó có 50% có trình độ chuyên môn sau đại học và có trình độ chuyên môn sâu; có 02 cử nhân xét nghiệm có trình độ đại học;
- Từ năm 2018 - 2020: Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh có 22 đến 24 bác sỹ trong đó có trên 65% bác sỹ có trình độ chuyên môn sau đại học;
- Đảm bảo mạng lưới chống lao ổn định lâu dài, nhất là cán bộ làm công tác chống lao tuyến huyện, tuyến xã phải có thời gian hoạt động chuyên trách lao tối thiểu ³ 05 năm;
- Huy động sự tham gia của y tế ngoài công lập vào hoạt động PCL bằng các mô hình phù hợp. Lồng ghép hoạt động PCL với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mãn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác.
8. Giải pháp về kiểm tra, giám sát
- Hoàn thiện hệ thống sổ sách theo dõi, báo cáo, lượng giá, đánh giá kiểm soát chất lượng dịch vụ PCL ở tuyến tỉnh, huyện bằng công nghệ thông tin.
- Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ bệnh lao và đánh giá hiệu quả công tác PCL ở 3 tuyến (tỉnh, huyện, xã) thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh.
1. Sở Y tế
- Có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp với các Sở, ban, ngành là thành viên của Ban Chỉ đạo PCBL và các đơn vị có liên quan tổ chức chỉ đạo, triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống bệnh lao trên địa bàn tỉnh;
- Chỉ đạo theo ngành dọc các đơn vị PCL các cấp; Giám đốc Bệnh viên đa khoa tuyến huyện có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch UBND cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong kế hoạch; theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - TBXH nghiên cứu đưa nội dung phòng, chống bệnh lao vào chương trình giảng dạy ngoại khóa của các trường THCS, THPH; các cơ sở đào tạo nghề.
2. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên đảm bảo cho công tác phòng, chống bệnh lao, bao gồm kinh phí hoạt động Chương trình, mua thuốc chữa lao, mua sắm trang thiết bị y tế, cải tạo cơ sở vật chất của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh; kinh phí đào tạo, tuyển dụng, ưu đãi đối với cán bộ làm công tác chống lao.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư đảm bảo cho công tác phòng, chống lao, bao gồm xây mới, mua sắm trang thiết bị, chống xuống cấp, cải tạo, sửa chữa lớn cơ sở vật chất của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi tỉnh.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành các quy định hướng dẫn PCL cho người lao động tại nơi làm việc, cho người lao động nữ và nhóm lao động dễ bị tổn thương, có chính sách hỗ trợ cho người lao động bị mắc bệnh lao.
- Phối hợp Sở Y tế nghiên cứu đưa nội dung phòng, chống bệnh lao vào chương trình giảng dạy ngoại khóa của các cơ sở đào tạo nghề.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người mắc bệnh lao là người lao động trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành có liên quan và các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo cơ quan thông tin báo chí thường xuyên phối hợp với Chương trình PCL thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông PCBL.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Nghiên cứu, rà soát và lồng ghép các nội dung phòng, chống bệnh lao trong các chương trình ngoại khóa của các trường THCS, THPT. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng, chống bệnh lao cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp với các hình thức phong phú và hiệu quả.
7. Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh
Phối hợp với ngành Y tế trong việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành lao; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Tĩnh là nơi cho sinh viên được thực hành những kiến thức về chuyên khoa lao phổi.
8. Công an tỉnh và Trại giam Xuân Hà
- Phối hợp với CTCL tỉnh triển khai các hoạt động PCL lao tại các đơn vị thuộc ngành Công an tỉnh quản lý; trong đó chú trọng tới công tác phòng, chống bệnh lao trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Tổ chức đào tạo, truyền thông, giáo dục sức khoẻ và phòng, chống bệnh lao cho cán bộ, chiến sĩ công an, phạm nhân, trại viên, trong các đơn vị do Công an quản lý;
- Đề nghị Trại giam Xuân Hà (thuộc Cục VIII - Bộ Công an) tổ chức thực hiện công tác PCL trong Trại giam theo quy chế phối hợp giữa Cục VIII và CTCLQG.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ban, ngành liên quan, các địa phương xây dựng kế hoạch lồng ghép tuyên truyền PCL vào các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Tích cực tham gia tuyên truyền, triển khai thực hiện kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; phối hợp với Sở Y tế giám sát thực hiện kế hoạch.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Căn cứ Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của địa phương; đầu tư nguồn lực cho công tác phòng chống lao tại địa phương, xây dựng các mục tiêu phòng, chống bệnh lao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế thường xuyên giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế trước ngày 31/11 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Y tế để được hướng dẫn xử lý hoặc tham mưu UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Phụ lục 1: Kết quả hoạt động phát hiện bệnh nhân lao (giai đoạn 2010 - 2014)
Thể bệnh |
| 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | Tổng cộng | |||||
Lao các thể | Số lượng | 1,450 | 1,380 | 1,161 | 1,231 | 1,164 | 6.386 | |||||
Tỷ lệ/10.000 dân | 111.5 | 106.2 | 89.3 | 94.7 | 89.5 |
| ||||||
Lao AFB(+) mới | Số lượng | 768 | 790 | 566 | 668 | 558 | 3.350 | |||||
Tỷ lệ/10.000 dân | 59.1 | 60.8 | 43.5 | 51.4 | 42.9 |
| ||||||
Lao AFB(-) và ngoài phổi | Số lượng | 649 | 537 | 519 | 489 | 525 | 2.719 | |||||
Tỷ lệ/10.000 dân | 49.9 | 41.3 | 39.9 | 37.6 | 40.4 |
| ||||||
Lao tái phát | Số lượng | 28 | 49 | 68 | 62 | 73 | 280 | |||||
Tỷ lệ/10.000 dân | 2.2 | 3.8 | 5.2 | 4.8 | 5.6 |
| ||||||
Lao thất bại | Số lượng | - | 1 | 6 | 5 | 1 | 13 | |||||
Tỷ lệ/10.000 dân | - | 0.1 | 0.5 | 0.4 | 0.1 |
| ||||||
Điều trị lại | Số lượng | 5 | 3 | 2 | 7 | 7 | 24 | |||||
Tỷ lệ/10.000 dân | 0.4 | 0.2 | 0.2 | 0.5 | 0.5 |
| ||||||
Lao/HIV | Số lượng | 11 | 12 | 12 | 14 | 7 | 56 | |||||
Tỷ lệ/10.000 dân | 0,8 | 0.9 | 0.9 | 1.1 | 0.5 |
| ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phụ lục 2.1: Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới (giai đoạn 2010 - 2014)
Chỉ tiêu đánh giá | Năm | Tổng cộng | |||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |||
Khỏi | Số lượng | 583 | 710 | 676 | 493 | 602 | 3.064 |
% | 90.2 | 92.4 | 85.6 | 87.1 | 90.1 |
| |
Hoàn thành điều trị | Số lượng | 40 | 34 | 89 | 45 | 46 | 254 |
% | 6.2 | 4.4 | 11.3 | 7.9 | 6.9 |
| |
Thất bại, bỏ, chuyển | Số lượng | 11 | 18 | 21 | 20 | 11 | 81 |
% | 1.7 | 2.3 | 2.7 | 3.6 | 1.7 |
| |
Chết | Số lượng | 12 | 6 | 4 | 8 | 9 | 39 |
% | 1.9 | 0.8 | 0.5 | 1.4 | 1.4 |
|
Tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB(+) mới đạt 89%, đạt mục tiêu đặt ra là >85%, tuy nhiên thấp hơn so với kế hoạch ( ≥90 %).
Phụ lục 2.2: Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi AFB(+) tái phát, thất bại, điều trị lại, (giai đoạn 2010 - 2014)
Chỉ tiêu đánh giá | Năm | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | Tổng cộng |
Khỏi | Số lượng | 57 | 25 | 42 | 64 | 57 | 245 |
% | 89,1 | 75.8 | 79,2 | 84,2 | 77,0 |
| |
Hoàn thành điều trị | Số lượng | 6 | 2 | 8 | 5 | 10 | 31 |
% | 9,4 | 6,1 | 15,1 | 6,6 | 13,5 |
| |
Thất bại, bỏ, chuyển | Số lượng | 1 | 3 | 3 | 5 | 5 | 17 |
% | 1.5 | 9,0 | 5.7 | 6,6 | 6,8 |
| |
Chết | Số lượng | 0 | 3 | 0 | 2 | 2 | 7 |
% | - | 9,1 | - | 2,6 | 2,7 |
|
Tỷ lệ điều trị khỏi lao phổi AFB(+) tái phát 82,1 % (mục tiêu CTCLQG đặt ra là 75%)
Phụ lục 2.3: Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi AFB(-), ngoài phổi, khác (giai đoạn 2010 - 2014)
Chỉ tiêu đánh giá | Năm | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | Tổng cộng |
Hoàn thành điều trị | Số lượng | 668 | 630 | 522 | 517 | 475 | 2.812 |
% | 96,7 | 97,1 | 97,2 | 99,6 | 97,2 |
| |
Thất bại, bỏ, chuyển | Số lượng | 18 | 11 | 13 | 2 | 10 | 54 |
% | 2,6 | 17 | 2,4 | 0,4 | 2,0 |
| |
Chết | Sổ lượng | 5 | 8 | 2 | 0 | 4 | 19 |
% | 0,7 | 12 | 0,4 | - | 0,8 |
| |
Chết chung do lao các thể | Số lượng | 17 | 17 | 6 | 10 | 15 | 65 |
% | 1,2 | 1,2 | 0,4 | 0,9 | 1,1 | 0.96 |
Phụ lục 3: Hoạt động xét nghiệm bệnh lao (từ năm 2010 - 2014)
Chỉ tiêu đánh giá | Năm | Tổng cộng | |||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |||
Số người XN đờm | Số lượng | 13.214 | 14.318 | 12.710 | 14.885 | 13.296 | 68.423 |
% dân số | 1.02 | 1.10 | 0.98 | 1.15 | 1.02 |
| |
Số người XN AFB(+) | Số lượng | 829 | 925 | 699 | 783 | 727 | 3.963 |
% dân số | 0.06 | 0.07 | 0.05 | 0.06 | 0.06 |
| |
Số người XN AFB(-) | Số lượng | 12,385 | 13,393 | 12,011 | 14,102 | 12,569 | 64.460 |
% dân số | 0.95 | 1.03 | 0.92 | 1.08 | 0.97 |
|
Phụ lục 4: Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch PCL 2016 - 2020 (đồng)
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch | 49.578.260.000 | |||||||
Trong đó : | - Ngân sách Trung ương | 22.309.300.000 | ||||||
| - Ngân sách địa phương | 27.268.960.000 | ||||||
Chi tiết nhu cầu kinh phí thực hiện kế hoạch | ||||||||
Lĩnh vực hoạt động | Năm 2016 | Năm 2017 | Nâm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tổng cộng | Dự kiến nguồn | |
Hoạt động thường quy | 3.044.820.000 | 3.277.860.000 | 3.427.860.000 | 3.527.860.000 | 3.577.860.000 | 16.856.260.000 |
| |
Hỗ trợ cán bộ y tế tuyến xã trực tiếp khám BN lao | 123.360.000 | 123.360.000 | 123.360.000 | 123.360.000 | 123.360.000 | 616.800.000 | NS Trung ương 100% | |
Hỗ trợ cán bộ cấp phát thuốc, kiểm tra giám sát | 154.500.000 | 154.500.000 | 154.500.000 | 154.500.000 | 154.500.000 | 772.500.000 | NS Trung ương 100% | |
Truyền thông | 120.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 720.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Khám phát hiện thụ động và chủ động | 160.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 960.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Quản lý, Điều trị | 200.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 1.000.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Xét nghiệm | 60.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 460.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Giám sát | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 | 250.000.000 | 1.250.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Đào tạo, tập huấn | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 750.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Hội nghị, hội thảo | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 250.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Mua sắm và thuốc bổ sung | 276.960.000 | 300.000.000 | 300.000.000 | 300.000.000 | 300.000.000 | 1.476.960.000 | NS Địa phương 100% | |
Thuốc và vật tư CTCL | 1.500.000.000 | 1.600.000.000 | 1.750.000.000 | 1.850.000.000 | 1.900.000.000 | 8.600.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Hoạt động chuyên môn đặc thù | 750.000.000 | 760.000.000 | 973.000.00B | 1.137.000.000 | 1.402.000.000 | 5.022.000.000 |
| |
Lao/HIV | 50.000.000 | 55.000.000 | 63.000.000 | 72.000.000 | 82.000.000 | 322.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Phối hợp y tế công tư (PPM) | 50.000.000 | 55.000.000 | 60.000.000 | 65.000.000 | 70.000.000 | 300.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Quản lý lao trong trại giam | 100.000.000 | 100.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 200.000.000 | 700.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Quản lý lao kháng thuốc | 100.000.000 | 100.000.000 | 150.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 750.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Quản lý lao trẻ em | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 250.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Hoạt động khác | 200.000.000 | 200.000.000 | 250.000.000 | 300.000.000 | 400.000.000 | 1.350.000.000 |
| |
Ứng dụng công nghệ thông tin | 100.000.000 | 100.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 200.000.000 | 700.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Duy tu, bảo dưỡng | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 150.000.000 | 200.000.000 | 650.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Mua sắm trang thiết bị y tế | 11.150.000.000 | 6.900.000.000 | 4.000 000.000 | 2.150.000.000 | 2.150.000.000 | 26.350.000.000 |
| |
X. quang KTS di động( ô tô đi kèm với máy XQ) | 5.000.000.000 |
|
|
|
| 5.000.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Kính hiển vi điện tử đèn LED |
| 400.000.000 |
|
|
| 400.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Hệ thống Labo nuôi cấy vô khuẩn (Batet - Magic) |
| 2.000.000.000 |
|
|
| 2.000.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Máy chẩn đoán lao nhanh (Gen Xpest) | 3.000.000.000 |
|
|
|
| 3.000.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Tủ Hotl an toàn sinh học |
| 1.500.000.000 |
|
|
| 1.500.000.000 | NS Trung ương 100% | |
Sữa chữa các khu nhà điều trị | 3.000.000.000 | 3.000.000.000 | 4.000.000.000 | 2.000.000.000 | 2.000.000.000 | 14.000.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Sữa chữa xe ô tô | 150.000.000 |
|
| 150.000.000 | 150000000 | 450.000.000 | NS Địa phương 100% | |
Tổng cộng: | 15.144.820.000 | 11.137.860.000 | 8.650.860.000 | 7.114.860.000 | 7.529.860.000 | 49.578.260.000 |
| |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phòng, chống lao tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bỉnh Dương ban hành
- 2Quyết định 2713/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” thành phố Hải Phòng
- 3Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 1217/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 1Quyết định 374/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1067/QĐ-UBND năm 2015 về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phòng, chống lao tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bỉnh Dương ban hành
- 3Quyết định 2713/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện “Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” thành phố Hải Phòng
- 4Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Phú Yên
- 5Quyết định 1217/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do tỉnh Trà Vinh ban hành
Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2015 triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 187/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Nguyễn Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/05/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra