ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 169/KH-UBND | Phú Yên, ngày 20 tháng 10 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
ĐỐI THOẠI CỦA LÃNH ĐẠO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỚI NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế đối thoại giữa chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên, UBND tỉnh Phú Yên xây dựng kế hoạch đối thoại của lãnh đạo UBND tỉnh với Nhân dân, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế đối thoại giữa chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc, kiến nghị của Nhân dân, đồng thời cung cấp cho Nhân dân các thông tin về chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Đảng, Nhà nước.
- Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với Nhân dân, phát huy quyền của Nhân dân được tham gia góp ý trực tiếp, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
- Góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến đến Nhân dân các chủ trương, Nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội của tỉnh; củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân đối với sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Việc tổ chức đối thoại phải kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch, khách quan, an toàn và tiết kiệm, hiệu quả, tránh hình thức.
- Việc tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo sự tham gia của cấp ủy Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội của tỉnh.
- Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; thông tin kịp thời các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh (trừ thông tin mật) của tỉnh đến Nhân dân; nâng cao nhận thức của Nhân dân về quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị chức năng của tỉnh khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ trả lời ý kiến Nhân dân về các vấn đề có liên quan đến thẩm quyền, chuyên môn của từng sở, ngành, đơn vị cần tập trung nghiên cứu, trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn, dễ hiểu, tránh trả lời qua loa, né tránh đảm bảo đúng quy định đối với các ý kiến kiến nghị, thắc mắc, phản ánh…
- Khi tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân thì cán bộ, công chức phải có thái độ hòa nhã, thân thiện, lắng nghe ý kiến góp ý của Nhân dân.
II. NỘI DUNG:
1. Người thực hiện đối thoại:
Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp đối thoại, trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh bận công tác đột xuất thì phân công 01 Phó Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện.
Thành phần tham dự: Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh (khi được phân công), Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tổ chức chính trị-xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương có liên quan, các tổ chức, công dân có ý kiến kiến nghị, thắc mắc, phản ánh và công dân có nhu cầu tham dự, tìm hiểu.
2. Nội dung tiếp xúc đối thoại:
UBND tỉnh và các sở, ban, ngành nắm tâm tư, nguyện vọng nhân dân, dư luận xã hội để thực hiện tiếp xúc trực tiếp với Nhân dân phù hợp với tình hình thực tế. Tập trung chủ yếu các nội dung: Nghe nhân dân phản ánh, kiến nghị những vấn đề chung về phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, quốc phòng - an ninh, cải cách hành chính của tỉnh, của địa phương; công tác quản lý, công khai trong giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai (thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất..), các vấn đề về chính sách, về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và một số vấn đề khác mà dư luận quan tâm.
3. Hình thức, thời gian, địa điểm thực hiện đối thoại:
- Hình thức đối thoại: Gặp và đối thoại trực tiếp với người dân.
- Thời gian và địa điểm: Trên cơ sở nội dung đối thoại và tình hình thực tế, UBND tỉnh sẽ có thông báo.
4. Trình tự tiếp xúc đối thoại:
4.1. Trước khi đối thoại: Tổ Thư ký giúp Tổ công tác:
- Tiến hành rà soát, thống kê, tổng hợp, đánh giá những vấn đề bức xúc của Nhân dân, cần chú trọng những vấn đề đã được Nhân dân kiến nghị, đề xuất hợp pháp, chính đáng nhiều lần nhưng chưa được giải đáp hoặc giải quyết dứt điểm.
- Tổng hợp báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh. Sau khi lãnh đạo UBND tỉnh thông qua nội dung chuẩn bị đối thoại, Tổ Thư ký thông báo đến các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan để chuẩn bị nội dung trả lời và báo cáo cho UBND tỉnh (qua Tổ công tác) chậm nhất là 05 ngày làm việc trước khi tổ chức buổi đối thoại.
4.2. Chương trình đối thoại:
- Đại diện Văn phòng UBND tỉnh tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự. Tổ thư ký tiếp nhận, tổng hợp ý kiến và đăng ký phát biểu.
- Chủ trì thông báo nội dung, phương pháp tiếp xúc đối thoại. Thông báo tình hình chung về kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Người dân phát biểu ý kiến theo thứ tự, nội dung đã đăng ký theo sự điều hành của chủ trì.
- Chủ trì có thể trả lời trực tiếp hoặc phân công đại diện lãnh đạo địa phương (nếu lĩnh vực đối thoại đó thuộc thẩm quyền, phạm vi quản lý của địa phương); Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trả lời về những ý kiến, kiến nghị của đại biểu nêu ra thuộc thẩm quyền giải quyết.
- Chủ trì kết luận những nội dung đã đối thoại, những nội dung đã được giải quyết. Đối với những nội dung nêu ra chưa được giải quyết thì chỉ đạo cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giải quyết, trả lời bằng văn bản.
- Tổ thư ký lập biên bản kết thúc đối thoại.
4.3. Sau khi đối thoại:
Chậm nhất là 05 ngày làm việc (sau khi kết thúc đối thoại), Văn phòng UBND tỉnh dự thảo và thông báo ý kiến kết luận chỉ đạo (nếu có) của lãnh đạo UBND tỉnh tại buổi đối thoại với Nhân dân.
Chậm nhất là 10 ngày làm việc, các cơ quan nhận được Thông báo ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh, có trách nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến nghị của công dân, tổ chức và đồng thời thông báo kết quả cho UBND tỉnh. Trường hợp những vụ việc cần có thêm thời gian để xem xét giải quyết thì phải thông báo cho công dân, tổ chức và UBND tỉnh về thời gian dự kiến trả lời. Việc gia hạn thời gian căn cứ vào nội dung vụ việc và các quy định pháp luật điều chỉnh liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh:
- Chuẩn bị kỹ nội dung, tham dự buổi tiếp xúc đối thoại và trả lời giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình.
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý chủ động tổng hợp, phân tích đánh giá những vấn đề vướng mắc, phức tạp, tham mưu báo cáo và đề xuất các giải pháp cho UBND tỉnh (qua Tổ công tác) để tổ chức đối thoại.
- Trả lời kiến nghị của Nhân dân và báo cáo kết quả đối với các nội dung có liên quan đến đơn vị mình theo ý kiến kết luận của lãnh đạo UBND tỉnh tại buổi đối thoại.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
Nắm bắt tâm tư nguyện vọng của Nhân dân và những vấn đề mà Nhân dân quan tâm đến sự phát triển kinh tế-xã hội; an ninh, trật tự, an toàn xã hội của tỉnh. Phối hợp với UBND tỉnh tổ chức đối thoại và tham gia đối thoại.
3. Văn phòng UBND tỉnh:
Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp, phân loại nội dung kiến nghị, phản ánh, giao các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu giải quyết; phối hợp chuẩn bị nội dung chương trình và phát hành giấy mời, thông báo rộng rãi cho Nhân dân có nhu cầu tìm hiểu tham dự, phục vụ buổi tiếp xúc, đối thoại; thông báo kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị sau khi tiếp xúc, đối thoại (hình thức thông báo bằng văn bản và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh); đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết yêu cầu, kiến nghị của Nhân dân
4. Ban tiếp công dân tỉnh:
Rà soát, tổng hợp, báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh những nội dung vụ việc phản ánh, kiến nghị (nếu có) của công dân, đại diện các tổ chức đến Trụ sở tiếp công dân nhiều lần, nội dung có tính phức tạp, kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm.
5. Thanh tra tỉnh:
Rà soát, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ tổng hợp các vụ việc trên địa bàn tỉnh cần thiết phải tổ chức đối thoại, nhất là kiến nghị, phản ánh về công tác thu hồi đất bồi thường, giải phóng mặt bằng, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính sách, cải cách hành chính…; báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của buổi tiếp xúc đối thoại; thông báo trên hệ thống đài truyền thanh nội dung của kế hoạch để nhân dân được biết.
7. Công an tỉnh: Xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, phương tiện bảo đảm an ninh cho buổi tiếp xúc đối thoại, an toàn cho Nhân dân, các thành phần tham dự buổi tiếp xúc, đối thoại.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động nắm tình hình tại địa phương và tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc, đối thoại của lãnh đạo UBND tỉnh và đề xuất giải pháp đối với các nội dung có liên quan đến địa phương mình.
- Căn cứ Quyết định số 21/2017/QĐ-UBND ngày 13/6/2017 và Kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng Kế hoạch thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch đối thoại của lãnh đạo UBND tỉnh với Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện có phát sinh, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 4073/UBND-THKH thực hiện chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhân dân ban hành
- 2Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định về đối thoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành với Nhân dân trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 59/KH-UBND tổ chức Hội nghị lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp và nhà đầu tư 06 tháng đầu năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Kế hoạch 723/KH-UBND về tổ chức Chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum với Thanh niên năm 2018
- 5Kế hoạch 911/KH-UBND năm 2018 về đối thoại của người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Kế hoạch 6654/KH-UBND về tổ chức Chương trình đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021
- 1Công văn 4073/UBND-THKH thực hiện chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nhân dân ban hành
- 2Quyết định 47/2015/QĐ-UBND Quy định về đối thoại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành với Nhân dân trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Quyết định 21/2017/QĐ-UBND Quy chế đối thoại giữa chính quyền các cấp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Kế hoạch 59/KH-UBND tổ chức Hội nghị lãnh đạo tỉnh đối thoại với doanh nghiệp và nhà đầu tư 06 tháng đầu năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5Kế hoạch 723/KH-UBND về tổ chức Chương trình gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum với Thanh niên năm 2018
- 6Kế hoạch 911/KH-UBND năm 2018 về đối thoại của người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh với nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7Kế hoạch 6654/KH-UBND về tổ chức Chương trình đối thoại giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh với thanh niên trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2021
Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2017 về đối thoại của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh với nhân dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 169/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 20/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Hoàng Văn Trà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định