Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 26 tháng 7 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; thực hiện Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030;
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố năm 2022 và giai đoạn 2022-2025 như sau:
1. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm đảm bảo phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế. Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững được triển khai một cách đồng bộ, tập trung vào các hành động có tính đột phá, đồng thời lồng ghép vào nội dung của các chương trình, kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu của vòng đời sản phẩm (từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ); ứng dụng, đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu phát sinh chất thải và ô nhiễm môi trường; thay đổi hành vi người tiêu dùng trong quá trình mua sắm, sử dụng và thải bỏ sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng sản phẩm được sản xuất trong nước.
3. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững trên cơ sở huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.
1. Thực thi, triển khai áp dụng các chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững do cơ quan Trung ương ban hành, cụ thể gồm các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về sản xuất bền vững, thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng cho các ngành sản xuất; các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về nhãn sinh thái; các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế; xây dựng hoặc áp dụng các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các chính sách thúc đẩy sản xuất, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần; các quy định về mua sắm công xanh.
2. Giảm tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản.
3. Phấn đấu 80% các khu, cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
4. Xây dựng, áp dụng một số mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; phổ biến, nhân rộng các mô hình về sản xuất sạch hơn, các mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
5. Triển khai khuyến khích các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
1. Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022-2025
Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030, tập trung vào các nhiệm vụ cụ thể như sau:
1.1. Xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững
a) Góp ý, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các công cụ pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các quy định về mua sắm công và mở rộng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; thực thi và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn, hướng dẫn về nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn các bon, nhãn tái chế và các nhãn sinh thái khác.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Lồng ghép các nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của thành phố, các ngành và địa phương, các chương trình phát triển bền vững, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo.
- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
c) Triển khai thực hiện chính sách thúc đẩy hoạt động mua sắm công bền vững và nhãn sinh thái (mua sắm công xanh); ban hành danh mục các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường ưu tiên trong mua sắm công.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài chính
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
1.2. Quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, phát triển nhiên liệu, nguyên vật liệu có thể tái tạo, tái sinh
a) Triển khai, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng các phương pháp, công nghệ kỹ thuật tốt nhất hiện có, thực hành môi trường tốt nhất nhằm khai thác hợp lý và giảm tổn thất tài nguyên trong các ngành công nghiệp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Xây dựng, áp dụng và phổ biến các mô hình thí điểm thu hồi, tái sử dụng và tái chế chất thải, các mô hình quản lý tổng hợp khai thác, chế biến và chế tạo, sản xuất và sử dụng bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và năng lượng tái tạo cho các ngành công nghiệp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
1.3. Thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm
a) Đẩy mạnh, khuyến khích việc thay thế sử dụng các nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt bằng các nguồn tài nguyên, năng lượng mới, có thể tái tạo.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Tiếp tục thực hiện sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; thúc đẩy ứng dụng các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện môi trường; các mô hình về giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng; đổi mới công nghệ và loại bỏ theo lộ trình các công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động sản xuất bền vững.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
c) Triển khai và nhân rộng các mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình nuôi trồng bền vững.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
d) Tiếp tục triển khai hợp phần “Cộng sinh công nghiệp” của dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”; triển khai các hoạt động đổi mới sinh thái tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, phòng ngừa và giảm thiểu chất thải.
- Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ; Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
đ) Phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; ưu tiên phát triển ngành công nghiệp môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
1.4. Phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuất nhập khẩu bền vững
a) Xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh, bền vững bao gồm các trung tâm hậu cần xanh, hệ thống kho vận, giao nhận hàng hóa xanh, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển hàng hóa.
- Đơn vị thực hiện: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Áp dụng sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động phân phối các sản phẩm, dịch vụ; giảm sử dụng các bao bì khó phân hủy tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ dân sinh và các doanh nghiệp; đẩy mạnh việc thay thế sử dụng các bao bì khó phân hủy bằng các loại bao bì thân thiện môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương; Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
c) Khuyến khích sản xuất và sử dụng phương tiện vận tải thân thiện môi trường, ít phát thải khí nhà kính; xây dựng và triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng tại các đô thị; triển khai ứng dụng công nghệ xử lý khí thải, công nghệ mới, năng lượng thay thế nhiên liệu truyền thống, chuyển đổi sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải, ưu tiên trong vận tải công cộng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Giao thông vận tải.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
d) Thúc đẩy liên kết bền vững giữa nhà cung cấp nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà phân phối - người tiêu dùng trong việc sản xuất, phân phối và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
đ) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các đối tượng tham gia vào hệ thống phân phối và chuỗi cung ứng các sản phẩm.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
1.5. Thúc đẩy dán nhãn và chứng nhận nhãn sinh thái
a) Xây dựng, vận hành hệ thống chứng nhận và dán nhãn sinh thái gồm nhãn xanh, nhãn năng lượng, nhãn các bon, nhãn tái chế và các nhãn sinh thái khác.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Hướng dẫn, đào tạo phổ biến về nhãn sinh thái; các quy định, yêu cầu về nhãn sinh thái của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam; tuyên truyền, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực về nhãn sinh thái cho các doanh nghiệp, tổ chức và người tiêu dùng.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
d) Xây dựng và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm được dán nhãn sinh thái trong các hội chợ đa ngành và chuyên ngành.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
1.6. Thay đổi hành vi tiêu dùng, thực hiện lối sống
a) Tuyên truyền, vận động xây dựng lối sống thân thiện môi trường, tiêu dùng bền vững, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng xã hội ít chất thải, hài hòa, thân thiện môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Tổ chức các kênh thông tin và thực hiện quảng bá sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường tới người tiêu dùng; tăng cường đào tạo và phổ biến các kiến thức, chính sách, pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ, doanh nghiệp và người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thực hiện các hoạt động thực hành về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
c) Tiếp tục thực hiện hoạt động dán nhãn xanh Việt Nam, nhãn tiết kiệm năng lượng và các loại nhãn sinh thái khác
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
d) Thực hiện hoạt động mua sắm xanh, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động về mua sắm công xanh; nghiên cứu triển khai áp dụng thí điểm và nhân rộng mô hình mua sắm công xanh
- Đơn vị thực hiện: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài chính và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
1.7. Thực hiện giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải
a) Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về tái chế, tái sử dụng chất thải cho cộng đồng và doanh nghiệp
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật thực hiện các hoạt động giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn trong sinh hoạt, sản xuất và thương mại, dịch vụ
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
c) Thực hiện thí điểm và nhân rộng các mô hình thực hiện giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong cộng đồng, doanh nghiệp
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Khoa học và Công nghệ và các sở, ban ngành; Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Kinh phí thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 là 3.802.800.000 đồng, giai đoạn 2022-2025 là 13.233.000.000 đồng; chủ yếu gồm các hoạt động:
a) Tổ chức thực hiện Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030.
b) Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định, chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các phương pháp, công nghệ, mô hình thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải cho các cơ sở, doanh nghiệp; xây dựng tờ rơi, pano, áp phích, băng rôn tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
c) Tổ chức tuyên truyền, vận động về sản xuất sạch hơn và công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, không gây ô nhiễm môi trường.
d) Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng 01 mô hình thí điểm chế biến gạo hoặc chế biến thủy sản áp dụng sản xuất sạch hơn; hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001.
đ) Tiếp tục triển khai hợp phần “Cộng sinh công nghiệp” của dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” theo Quyết định số 876/QĐ-BKHĐT ngày 8 tháng 6 năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại khu công nghiệp Trà Nóc; thực hiện công tác kêu gọi thu hút đầu tư vào trong khu công nghiệp trên cơ sở lựa chọn nhà đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công nghệ sản xuất tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững.
e) Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các nhà sản xuất - nhà phân phối trong các ngành có sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn; thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố.
Định kỳ hàng năm, căn cứ tình hình, nhiệm vụ cụ thể và khả năng cân đối của ngân sách, cơ quan chủ trì lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính để phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu trình Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí theo quy định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Giao Sở Công Thương làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính về tổ chức và phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thẩm tra, phân bổ kinh phí triển khai tại Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững theo đúng quy định.
3. Giao Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn do quận, huyện quản lý.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố năm 2022 và giai đoạn 2022-2025, giao Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 11) hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND thành phố, các đơn vị có báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND thành phố đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn vướng mắc phát sinh, các đơn vị chủ động báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Công Thương) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đồng bộ và đúng quy định./.
(Đính kèm Phụ lục)
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TỔNG HỢP CÁC NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG NĂM 2022 VÀ GIAI ĐOẠN 2022-2025.
(Kèm theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
STT | Nội dung thực hiện | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí 2022-2025 | Kinh phí 2022 | Kinh phí 2023 | Kinh phí 2024 | Kinh phí 2025 | Ghi chú |
| 4.580.000.000 | 1.520.000.000 | 1.020.000.000 | 1.020.000.000 | 1.020.000.000 |
| ||
1.1 | Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định, chính sách về sản xuất và tiêu dùng bền vững (01 lớp/năm) | Hằng năm | 320.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 |
|
1.2 | Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo truyền thông, phổ biến các phương pháp, công nghệ, mô hình thu hồi, tái sử dụng, tái chế chất thải cho các cơ sở, doanh nghiệp thuộc ngành công thương quản lý (01 lớp/năm) | Hằng năm | 320.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 |
|
1.3 | Xây dựng mô hình thí điểm 01 doanh nghiệp chế biến gạo hoặc chế biến thủy sản áp dụng sản xuất sạch hơn | 2022 | 500.000.000 | 500.000.000 | 0 | 0 | 0 |
|
1.4 | Hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 | Hằng năm | 3.200.000.000 | 800.000.000 | 800.000.000 | 800.000.000 | 800.000.000 |
|
1.5 | Xây dựng Pano tuyên truyền về Sản xuất sạch hơn | Hằng năm | 240.000.000 | 60.000.000 | 60.000.000 | 60.000.000 | 60.000.000 |
|
|
|
|
|
|
|
| ||
| Sở sẽ bố trí ngân sách thực hiện từ các chương trình, dự án hỗ trợ doanh nghiệp | Hằng năm |
|
|
|
|
|
|
| 7.433.000.000 | 1.977.800.000 | 1.812.000.000 | 1.812.000.000 | 1.832.000.000 |
| ||
A | Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các nhà sản xuất - nhà phân phối trong các ngành có sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn | Hằng năm | 6.325.800.000 | 1.700.800.000 | 1.535.000.000 | 1.535.000.000 | 1.555.000.000 |
|
3.1 | Vận động, hướng dẫn phát triển năng lực cung ứng và khảo sát, đánh giá nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn | Hằng năm | 4.005.000.000 | 1.005.000.000 | 1.000.000.000 | 1.000.000.000 | 1.000.000.000 |
|
3.1.1 | Công tác tuyên truyền |
| 805.000.000 | 205.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 | 200.000.000 |
|
| - In poster, tài liệu tuyên truyền |
| 205.000.000 | 55.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 |
|
| - Tập huấn |
| 600.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 | 150.000.000 |
|
3.1.2 | Xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP |
| 3.200.000.000 | 800.000.000 | 800.000.000 | 800.000.000 | 800.000.000 |
|
3.2 | Xây dựng mạng lưới liên kết giữa các nhà sản xuất - phân phối trong các ngành có sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn | Hằng năm | 2.320.000.000 | 695.800.000 | 535.000.000 | 535.000.000 | 555.000.000 |
|
3.2.1 | Xây dựng và duy trì website thông tin điện tử giới thiệu và cung ứng trực tuyến (bao gồm cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp, các địa điểm cung cấp sản phẩm hữu cơ, sản phẩm OCOOP, sản phẩm chuỗi cung ứng nông lâm thủy sản an toàn,...) |
| 160.000.000 | 100.000.000 | 20.000.000 | 20.000.000 | 20.000.000 |
|
3.2.2 | Hội nghị, hội thảo |
| 400.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 100.000.000 | 120.000.000 |
|
3.2.3 | Xây dựng sản phẩm tuyên truyền (tờ rơi, tập san, sổ tay sản phẩm an toàn,...) nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chuỗi cung ứng bền vững |
| 140.000.000 | 35.000.000 | 35.000.000 | 35.000.000 | 35.000.000 |
|
3.2.4 | Video clip quảng bá sản phẩm an toàn của TPCT |
| 320.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 |
|
3.2.5 | Tổ chức quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn tại các đợt hội chợ (2 đợt/năm, 2 gian/đợt) |
| 320.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 | 80.000.000 |
|
3.2.6 | Xây dựng Mô hình “Điểm kinh doanh xanh” |
| 960.800.000 | 300.800.000 | 220.000.000 | 220.000.000 | 220.000.000 |
|
B | Thực hiện truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố | Hằng năm | 1.108.000.000 | 277.000.000 | 277.000.000 | 277.000.000 | 277.000.000 |
|
3.3 | Xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng | Hằng năm | 1.108.000.000 | 277.000.000 | 277.000.000 | 277.000.000 | 277.000.000 |
|
3.3.1 | Xây dựng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP |
| 640.000.000 | 160.000.000 | 160.000.000 | 160.000.000 | 160.000.000 |
|
3.3.2 | Thực hiện kiểm tra dư lượng thuốc BVTV các nông sản tại vùng (khi nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm và thực hiện giám sát) |
| 268.000.000 | 67.000.000 | 67.000.000 | 67.000.000 | 67.000.000 |
|
3.3.3 | Hội nghị, hội thảo |
| 200.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 |
|
| 580.000.000 | 145.000.000 | 145.000.000 | 145.000.000 | 145.000.000 |
| ||
4.1 | Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động (bằng hình thức treo băng rôn và tổ chức 01 lớp tập huấn, hội thảo) về sản xuất sạch hơn và công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động tại các khu công nghiệp | Hằng năm | 220.000.000 | 55.000.000 | 55.000.000 | 55.000.000 | 55.000.000 |
|
4.2 | Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) tiếp tục triển khai hợp phần “Cộng sinh công nghiệp” của dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” | Hằng năm | 160.000.000 | 40.000.000 | 40.000.000 | 40.000.000 | 40.000.000 |
|
4.3 | Thực hiện công tác kêu gọi thu hút đầu tư vào trong khu công nghiệp trên cơ sở lựa chọn nhà đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có công nghệ sản xuất tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững | Hằng năm | 200.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 | 50.000.000 |
|
- 1Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 35/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 4Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2022 hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030
- 6Kế hoạch 293/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Quyết định 889/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2495/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030
- 3Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Kế hoạch 35/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 6Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Kế hoạch 202/KH-UBND năm 2022 hành động về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030
- 8Kế hoạch 293/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Kế hoạch 160/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2022 và giai đoạn 2022-2025 do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 160/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/07/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Văn Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra