Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 146/KH-TLĐ | Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2021 |
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM LO CHO ĐOÀN VIÊN, NGƯỜI LAO ĐỘNG NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN - 2022
Thực hiện Chương trình công tác năm 2021, nhằm chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên và người lao động (viết tắt là ĐV&NLĐ) nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành Kế hoạch Tổ chức các hoạt động chăm lo cho ĐV&NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 với những nội dung cụ thể sau:
- Tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV&NLĐ, đặc biệt là ĐV&NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thiên tai, bão lũ; đảm bảo ĐV&NLĐ đón Tết vui tươi, ấm no, hạnh phúc.
- Thông qua các hoạt động chăm lo Tết, giúp ĐV&NLĐ nhận thức vai trò, trách nhiệm và những đóng góp của tổ chức Công đoàn, tin tưởng gắn bó với tổ chức Công đoàn, thúc đẩy phát triển đoàn viên; tạo động lực khích lệ, động viên ĐV&NLĐ làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn và ngày càng gắn bó với doanh nghiệp.
- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm, đặc biệt là người sử dụng lao động trực tiếp ủng hộ các nguồn lực để tổ chức các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực cho ĐV&NLĐ.
- Các hoạt động chăm lo, hỗ trợ ĐV&NLĐ tổ chức đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng, an toàn, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của ngành y tế, chính quyền địa phương với tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.
- Công đoàn cơ sở, cấp trên cơ sở, tổ chức linh hoạt, đa dạng các hình thức chăm lo, hỗ trợ Tết, tập trung chăm lo, hỗ trợ ĐV&NLĐ tại các doanh nghiệp, tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, và căn cứ vào cấp độ dịch của từng địa phương, đơn vị theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.
- Ưu tiên ĐV&NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ; ĐV&NLĐ thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán, ĐV&NLĐ không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất.
1. Chủ đề: “Tết Sum vầy - Xuân Bình an”
2. Phương châm: Tất cả ĐV&NLĐ đều có Tết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM LO TẾT
1. Tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết ĐV&NLĐ với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các ban, bộ, ngành trung ương và lãnh đạo địa phương. Quan tâm đặc biệt tới ĐV&NLĐ phải ở trong các khu cách ly, phong tỏa, mắc Covid-19 đang điều trị tại nhà hoặc các cơ sở y tế; ĐV&NLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo...
2. Tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân Bình an” ...tập trung ở cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cấp trên trực tiếp cơ sở), tại các doanh nghiệp, ở nơi có đông ĐV&NLĐ phù hợp với tình hình thực tế.
3. Tổ chức phương tiện đưa đón hoặc hỗ trợ toàn bộ, một phần vé tàu, xe, máy bay, phương tiện để đưa ĐV&NLĐ có nhu cầu và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quê ăn Tết, quay trở lại làm việc đảm bảo an toàn, thuận lợi, chu đáo và thực hiện đúng quy định phòng, chống dịch Covid-19.
4. Tổ chức các hoạt động vui Xuân, thăm hỏi, động viên ĐV&NLĐ không có điều kiện về quê đón Tết đầm ấm, vui tươi, mang dấu ấn công đoàn. Trường hợp có nhiều ĐV&NLĐ không về quê đón Tết do tình hình Covid-19 hoặc theo yêu cầu phòng chống dịch thì tổ chức Chương trình trực tuyến “Tết không xa nhà” và các hình thức phù hợp với từng địa phương, đơn vị.
5. Công đoàn các cấp chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng trong dịp Tết; kịp thời phát hiện và có các giải pháp đảm bảo quyền lợi của người lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chủ bỏ trốn hoặc giải thể, phá sản.
6. Tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng các nội dung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐV&NLĐ trong dịp Tết. Triển khai các biện pháp phát hiện, ngăn ngừa tranh chấp lao động, đình công trái luật phát sinh trong dịp Tết và tham gia xử lý kịp thời, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.
7. Hỗ trợ, tư vấn và hướng dẫn ĐV&NLĐ, người sử dụng lao động hoàn thiện thủ tục, giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ; đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ ĐV&NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19; giúp ĐV&NLĐ, người sử dụng lao động tiếp cận các gói hỗ trợ nhanh nhất, giảm bớt khó khăn để có thêm điều kiện chăm lo cho ĐV&NLĐ.
8. Tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các chương trình hỗ trợ của địa phương, tăng cường xã hội hóa nguồn lực hỗ trợ người lao động khó khăn giúp người lao động ở lại cùng doanh nghiệp đón tết và đồng hành với người sử dụng lao động phục hồi sản xuất, kinh doanh.
9. Thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của ĐV&NLĐ. Tuyên truyền, vận động ĐV&NLĐ đón Tết, vui Xuân tiết kiệm, an toàn, chấp hành các quy định của pháp luật và trở lại làm việc đúng thời gian quy định; thực hiện nghiêm các hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19. Truyền thông rộng rãi về các hoạt động chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ của các cấp công đoàn.
10. Nguồn lực để tổ chức thực hiện
- Các cấp công đoàn thực hiện chủ trương xã hội hóa huy động các nguồn lực phục vụ cho kế hoạch chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo các quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- CĐCS cân đối nguồn thu, chi trong năm và sử dụng tối đa nguồn tích lũy của đơn vị xây dựng dự toán để đảm bảo kế hoạch chăm lo Tốt cho đoàn viên, người lao động. Các công đoàn cấp trên cân đối nguồn thu, chi trong năm và sử dụng một phần tài chính công đoàn tích lũy hiện có để hỗ trợ công đoàn cấp dưới thực hiện chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
- Người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn; Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính công đoàn với mức: 300.000 đ/người.
Tổng số nguồn kinh phí dự kiến: 8.000.000 (người) x 300.000đ/người = 2.400.000.000.000 đ (Hai nghìn bốn trăm tỷ đồng).
- Đối với đoàn viên, người lao động tại đơn vị hành chính và sự nghiệp công lập thi công đoàn cơ sở chủ động cân đối nguồn tài chính để chăm lo, thăm hỏi.
- Là đơn vị thường trực, tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn đôn đốc, triển khai, giám sát thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì phối hợp với Văn phòng, các ban Tổng Liên đoàn, các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hoạt động số 1, 6, 7; việc phối hợp với các đối tác đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với Tổng Liên đoàn và tìm kiếm thêm các đối tác mới thực hiện Chương trình phúc lợi cho ĐV&NLĐ để huy động thêm nguồn lực hỗ trợ cho ĐV&NLĐ, các địa phương, đơn vị thực hiện các hoạt động chăm lo.
- Tổng hợp kết quả chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 cho ĐV&NLĐ, xây dựng báo cáo của Tổng Liên đoàn gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ.
- Phối hợp với Văn phòng, các ban Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động khác theo Kế hoạch này.
- Chủ trì phối hợp với các ban Tổng Liên đoàn, các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hoạt động số 5.
- Phối hợp với Văn phòng, các ban Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động khác theo Kế hoạch này.
- Chủ trì phối hợp với các ban Tổng Liên đoàn, các địa phương, đơn vị liên quan triển khai thực hiện hoạt động số 9.
- Tuyên truyền về Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 đến các cấp, các ngành, các tổ chức doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để huy động nguồn lực chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động.
- Phối hợp với Văn phòng, các ban Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động khác theo Kế hoạch này.
- Hướng dẫn các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐ tổng hợp dự toán của công đoàn cấp dưới về nguồn kinh phí để chi cho Kế hoạch Tổ chức các hoạt động chăm lo cho ĐV&NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022, thực hiện công tác tổng hợp dự toán của các địa phương. Thẩm định và tham mưu Thường trực ĐCT-TLĐ phê duyệt kế hoạch, hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị không cân đối được nguồn kinh phí trước ngày 15/12/2021. Hướng dẫn các cấp công đoàn về hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán các hoạt động chăm lo cho ĐV&NLĐ.
- Phối hợp với Văn phòng, các Ban Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động khác theo Kế hoạch này.
- Phối hợp với Ban Quan hệ Lao động, Báo Lao động, các địa phương, đơn vị ban hành giấy mời, mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành ở Trung ương và lãnh đạo địa phương; in túi, nhận thiếp, phong bì chúc tết, chuẩn bị quà tặng, phương tiện đi lại, các điều kiện cần thiết khác phục vụ các hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Trung ương MTTQ Việt Nam, các ban, bộ, ngành ở Trung ương, lãnh đạo địa phương tham dự các hoạt động số 1, 2 và các hoạt động do Tổng Liên đoàn tổ chức.
- Chủ trì tham mưu, phối hợp với các ban Tổng Liên đoàn đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân và các đối tác đã ký thỏa thuận với công đoàn các cấp có thành tích xuất sắc trong chăm lo cho ĐV&NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
- Phối hợp với các ban Tổng Liên đoàn chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động khác theo Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp cùng Ban Quan hệ Lao động chuẩn bị hồ sơ, mời các đối tác, doanh nghiệp đã ký thỏa thuận hợp tác với Tổng Liên đoàn và các nhà tài trợ khác tham gia hỗ trợ, ủng hộ để chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ; tiếp nhận hỗ trợ của các đơn vị.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn, các địa phương, đơn vị thực hiện tốt hoạt động số 9.
- Chủ động phối hợp với Ban Quan hệ Lao động, Văn phòng Tổng Liên đoàn và Quỹ Tấm lòng vàng Lao động chuẩn bị kinh phí và các điều kiện vật chất khác để các đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Trung ương MTTQ Việt Nam, các bộ, ngành và Tổng Liên đoàn tham dự hoạt động số 1, 2 chu đáo, kịp thời.
- Căn cứ các hoạt động chăm lo Tết theo Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí, kịch bản chăm lo, hỗ trợ cho ĐV&NLĐ phù hợp với từng cấp độ dịch và quy định phòng chống dịch Covid-19 của địa phương và hoàn thành gửi về Ban Quan hệ Lao động, Ban Tài chính TLĐ trước ngày 15/11/2021 (theo hướng dẫn kèm theo). Danh sách ĐV&NLĐ nhận hỗ trợ được chốt đến hết 31/12/2021. Báo cáo cấp ủy, đề xuất, phối hợp với chính quyền địa phương, lãnh đạo chuyên môn dành kinh phí, gói hỗ trợ để chăm lo, hỗ trợ Tết cho ĐV&NLĐ.
- Tăng cường vận động doanh nghiệp và nguồn xã hội hóa cũng như phân bổ nguồn tài chính Công đoàn tại từng cấp để thực hiện công tác chăm lo.
- Báo cáo phanh kết quả các hoạt động chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ gửi về Tổng Liên đoàn trước ngày 22/01/2022 (ngày 20/12 âm lịch); báo cáo kết quả chính thức và số liệu theo phụ lục đính kèm kế hoạch này trước ngày 10/02/2022 (ngày 10/01 âm lịch).
- Chủ động tham gia với người sử dụng lao động công khai và giám sát thực hiện kế hoạch trả tiền lương, tiền thưởng, các khoản phúc lợi khác đảm bảo quyền lợi của ĐV&NLĐ; điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, làm thêm giờ; đảm bảo quyền lợi thỏa đáng cho NLĐ tăng ca, làm thêm giờ, không được nghỉ Tết hoặc nghỉ Tết ít hơn thời gian luật định.
- Động viên người lao động sớm quay trở lại sản xuất ngay sau khi nghỉ Tết nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.
- Chủ động đề xuất với người sử dụng lao động tổ chức thăm hỏi, tặng quà, mừng tuổi... cho ĐV&NLĐ ngoài tiền lương được thanh toán theo quy định của pháp luật. Tại những doanh nghiệp có điều kiện, tổ chức Tết Sum vầy cho ĐV&NLĐ hoặc có những hình thức động viên, chăm lo khác. Có hình thức động viên ĐV&NLĐ trực Tết thực hiện tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn. Tuyên truyền NLĐ trở lại làm việc đúng thời gian quy định sau Tết Nguyên đán.
- Chủ động phối hợp với các tổ chức quần chúng trên địa bàn tổ chức các hoạt động vui Xuân cho ĐV&NLĐ không có điều kiện về quê ăn Tết, thăm hỏi gia đình; với phương châm vui tươi, an toàn, tiết kiệm.
- Chủ động nắm số lượng ĐV&NLĐ có nhu cầu về quê nghỉ Tết để tổ chức các hình thức đưa ĐV&NLĐ về quê ăn Tết đảm bảo đúng đối tượng, chu đáo, an toàn.
- Báo cáo kịp thời với công đoàn cấp trên nếu doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp bị phá sản, có chủ bỏ trốn chưa trả hoặc không trả được tiền lương, tiền thưởng trước Tết.
- Báo cáo kết quả chăm lo Tết cho ĐV&NLĐ về công đoàn cấp trên trực tiếp theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho ĐV&NLĐ nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Đề nghị các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn phối hợp thực hiện tốt Kế hoạch này.
Địa chỉ liên hệ: Ban Quan hệ Lao động (Qua đồng chí Nguyễn Doãn Mỹ Anh, Chuyên viên Ban Quan hệ lao động, Điện thoại: 0912.322.662, email: dzanh.co@.gmail.com)
| TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM LO ĐV&NLĐ LINH HOẠT THEO CẤP ĐỘ DỊCH COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 146/KH-TLĐ ngày 28 tháng 10 năm 2021)
TT | Hoạt động chăm lo | Hình thức tổ chức | Đơn vị thực hiện |
I | Cấp độ 1 |
|
|
1 | Tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết ĐV&NLĐ | Trực tiếp tại doanh nghiệp, đơn vị với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các ban, bộ, ngành trung ương và lãnh đạo địa phương | Ban Quan hệ Lao động; LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty |
2 | Tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân bình an” | Trực tiếp tại doanh nghiệp, đơn vị có thể có sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các ban, bộ, ngành trung ương và lãnh đạo địa phương | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; CĐCS |
3 | Hỗ trợ đưa ĐV&NLĐ có nhu cầu về quê ăn Tết, quay trở lại làm việc | Tổ chức phương tiện hoặc phát tiền | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; CĐCS |
4 | Tổ chức các hoạt động vui Xuân, thăm hỏi, động viên ĐV&NLĐ không có điều kiện về quê đón Tết | Trực tiếp tại địa phương, doanh nghiệp, đơn vị | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở |
5 | Tham gia nắm tình hình, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật | Theo các chương trình phối hợp tại địa phương, đơn vị | Các cấp công đoàn |
6 | Tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng | Tổ chức theo quy định của pháp luật và quy chế của doanh nghiệp | Các cấp công đoàn |
7 | Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục, giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ của Chính phủ | Trực tiếp và ứng dụng CNTT, phương tiện thông tin, truyền thông | Các cấp công đoàn |
8 | Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ | Trực tiếp và các hình thức phù hợp | Các cấp công đoàn |
9 | Truyền thông rộng rãi về các hoạt động chăm lo Tết | Trực tiếp đưa tin và thực hiện truyền thông |
|
II | Cấp độ 2 |
|
|
1 | Tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết ĐV&NLĐ | Như cấp độ 1 nhưng hạn chế số người theo quy định của địa phương | Ban Quan hệ Lao động; LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty |
2 | Tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân Bình an” | Như cấp độ 1 nhưng hạn chế số người theo quy định của địa phương | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; CĐCS |
3 | Hỗ trợ đưa ĐV&NLĐ có nhu cầu về quê ăn Tết, quay trở lại làm việc | Như cấp độ 1 và đảm bảo quy định vận tải của địa phương | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; CĐCS |
4 | Tổ chức các hoạt động vui Xuân, thăm hỏi, động viên ĐV&NLĐ không có điều kiện về quê đón Tết | Như cấp độ 1 nhưng hạn chế số người theo quy định của địa phương | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở |
5 | Tham gia nắm tình hình, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật | Theo các chương trình phối hợp tại địa phương, đơn vị | Các cấp công đoàn |
6 | Tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng | Như cấp độ 1 nhưng hạn chế số người theo quy định của địa phương | Các cấp công đoàn |
7 | Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục, giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ của Chính phủ | Trực tiếp và tăng cường ứng dụng CNTT, phương tiện thông tin, truyền thông | Các cấp công đoàn |
8 | Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ | Các hình thức phù hợp và tăng cường ứng dụng CNTT | Các cấp công đoàn |
9 | Truyền thông rộng rãi về các hoạt động chăm lo Tết | Thực hiện các hình thức phù hợp | Các cấp công đoàn |
III | Cấp độ 3 |
|
|
1 | Tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết ĐV&NLĐ | Không tổ chức. Đại diện công đoàn cấp trên trao. Thực hiện hỗ trợ cho ĐV&NLĐ theo các chính sách, chương trình "Gói an sinh" của Công đoàn | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở |
2 | Tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân Bình an” |
|
|
3 | Hỗ trợ đưa ĐV&NLĐ có nhu cầu về quê ăn Tết, quay trở lại làm việc | Không tổ chức. Vận động ĐV&NLĐ ở lại địa phương và có các biện pháp hỗ trợ. Hỗ trợ bằng tiền đối với NLĐ vẫn về quê | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; CĐCS |
4 | Tổ chức các hoạt động vui Xuân, thăm hỏi, động viên ĐV&NLĐ không có điều kiện về quê đón Tết | Tổ chức thăm hỏi hạn chế. Tổ chức Chương trình trực tuyến “Tết không xa nhà” và các hình thức trực tuyến phù hợp | Ban Tuyên giáo; LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT |
5 | Tham gia nắm tình hình, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật | Theo các chương trình phối hợp tại địa phương, đơn vị | Các cấp công đoàn |
6 | Tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng | Bàn bạc, thống nhất với NSDLĐ thực hiện phù hợp | Các cấp công đoàn |
7 | Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục, giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ của Chính phủ | Ứng dụng CNTT, phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội | Các cấp công đoàn |
8 | Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ | Ứng dụng CNTT, phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội | Các cấp công đoàn |
9 | Truyền thông rộng rãi về các hoạt động chăm lo Tết | Thực hiện các bình thức phù hợp | Các cấp công đoàn |
IV | Cấp độ 4 |
|
|
1 | Tổ chức thăm, tặng quà, động viên, chúc Tết ĐV&NLĐ | Không tổ chức. Thực hiện hỗ trợ cho ĐV&NLĐ theo các chính sách, chương trình "Gói an sinh" của Công đoàn | LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; CĐCS |
2 | Tổ chức Chương trình “Tết sum vầy - Xuân Bình an” | ||
3 | Hỗ trợ đưa ĐV&NLĐ có nhu cầu về quê ăn Tết, quay trở lại làm việc | ||
4 | Tổ chức các hoạt động vui Xuân, thăm hỏi, động viên ĐV&NLĐ không có điều kiện về quê đón Tết | Tổ chức Chương trình trực tuyến “Tết không xa nhà” và các hình thức trực tuyến phù hợp | Ban Tuyên giáo; LĐLĐ các tỉnh, thành phố, CĐ ngành trung ương, CĐ tổng công ty; CĐ các KCN, KCX, KKT |
5 | Tham gia nắm tình hình, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định của pháp luật | Theo các chương trình phối hợp tại địa phương, đơn vị | Các cấp công đoàn |
6 | Tăng cường các hoạt động đối thoại, thương lượng | Bàn bạc, thống nhất với NSDLĐ thực hiện phù hợp | Các cấp công đoàn |
7 | Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục, giám sát việc thực hiện các gói hỗ trợ của Chính phủ | Ứng dụng CNTT, phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội | Các cấp công đoàn |
8 | Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ | Ứng dụng CNTT, phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội | Các cấp công đoàn |
9 | Truyền thông rộng rãi về các hoạt động chăm lo Tết | Thực hiện các hình thức phù hợp | Các cấp công đoàn |
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM |
|
PHỤ LỤC SỐ LIỆU KẾT QUẢ CHĂM LO TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN - 2022
(Kèm theo Báo cáo số /BC ngày tháng năm 2022)
1. Kết quả các hoạt động chăm lo Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
TT | Đơn vị | Tổng số tiền hỗ trợ cho ĐV&NLĐ (1.000đ) | Trong đó | |||||||||||||||||
Số lượng đoàn viên | Tiền mặt | Quà, hiện vật | Vé xe | Bố trí xe về quê đón tết | Trao tặng Mái ấm công đoàn trong dịp Tết Sum vầy | Kinh phí tổ chức các hoạt động chăm lo | ||||||||||||||
Tổng số đoàn viên (Người) | Tổng số ĐV&NLĐ được thụ hưởng từ các hoạt động (Người) | Số tiền (1.000đ) | Số người (Người) | Số tiền (1.000đ) | Số người (Người) | Số tiền (1.000đ) | Số người (Người) | Số tiền (1.000đ) | Số người (Người) | Số căn | Số tiền (1.000đ) | Công đoàn cơ sở | Công đoàn cấp trên cơ sở | LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW | ||||||
Kinh phí Công đoàn (1.000đ) | Huy động, tài trợ (1.000đ) | Kinh phí Công đoàn (1.000đ) | Huy động, tài trợ (1.000đ) | Kinh phí Công đoàn (1.000đ) | Huy động, tài trợ (1.000đ) | |||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số cuộc Tết Sum vầy được tổ chức:
Số lượng Doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn: ........................... (Doanh nghiệp)
Số lượng Doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn tổ chức Chương trình Tết Sum vầy: .......................... (Doanh nghiệp)
Số lượng doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn: ......................... (Doanh nghiệp)
Số lượng doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn đã tổ chức Chương trình Tết Sum vầy: ................(Doanh nghiệp)
2. Tình hình tiền lương, tiền thưởng tại các Doanh nghiệp
TT | Nội dung | Đơn vị tính | Cao nhất | Thấp nhất | Trung bình |
1 | Tiền lương năm 2021 | ||||
| DN nhà nước | đồng |
|
|
|
| DN FDI | đồng |
|
|
|
| DN ngoài NN | đồng |
|
|
|
2 | Tiền thưởng Tết 2022 | ||||
| DN nhà nước | đồng |
|
|
|
| DN FDI | đồng |
|
|
|
| DN ngoài NN | đồng |
|
|
|
3. Tình hình tranh chấp lao động
TT | Tên doanh nghiệp | Loại hình DN | Ngành nghề | Tổng số LĐ của DN | Số NLĐ tham gia | Thời gian bắt đầu | Thời gian kết thúc | Nguyên nhân | Kết quả giải quyết |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Tình hình doanh nghiệp nợ lương, BHXH
TT | Tên doanh nghiệp | Loại hình DN | Ngành nghề | Tổng số LĐ của DN | Số LĐ bị nợ lương | Số tiền nợ (đồng) | |
Lương | BHXH | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5. Tình hình doanh nghiệp có chủ bỏ trốn
TT | Tên doanh nghiệp | Loại hình DN | Ngành nghề | Tổng số LĐ của DN | Thời điểm chủ bỏ trốn | Số tiền nợ (đồng | Kết quả giải quyết | ||
Lương | BHXH | Các khoản khác | |||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Công văn 1705/TLĐ năm 2019 về thực hiện Thỏa thuận hợp tác Chương trình phúc lợi cho đoàn viên và người lao động dịp Tết Nguyên đán do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Kế hoạch 84/KH-TLĐ năm 2019 về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý - 2020 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Công điện 119/CĐ-TTg năm 2020 về bảo đảm chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 236/BGDĐT-VP về tổ chức Tết năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Chỉ thị 19-CT/TW năm 2022 về tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Kế hoạch 5103/KH-BTP năm 2022 về tổ chức hoạt động trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 do Bộ Tư pháp ban hành
- 7Công điện 03/CĐ-TTg chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ điện
- 1Công văn 1705/TLĐ năm 2019 về thực hiện Thỏa thuận hợp tác Chương trình phúc lợi cho đoàn viên và người lao động dịp Tết Nguyên đán do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 2Kế hoạch 84/KH-TLĐ năm 2019 về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý - 2020 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 3Công điện 119/CĐ-TTg năm 2020 về bảo đảm chi trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" do Chính phủ ban hành
- 5Hướng dẫn 39/HD-TLĐ năm 2021 về chi chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 6Công văn 236/BGDĐT-VP về tổ chức Tết năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Chỉ thị 19-CT/TW năm 2022 về tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Kế hoạch 5103/KH-BTP năm 2022 về tổ chức hoạt động trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Công điện 03/CĐ-TTg chăm lo đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân và người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ điện
Kế hoạch 146/KH-TLĐ năm 2021 về tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 146/KH-TLĐ
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/10/2021
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Phan Văn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra