Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1454/KH-UBND | Tây Ninh, ngày 14 tháng 5 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
Thực hiện Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, về việc “Phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” và Công văn số 3784/BYT-AIDS ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch phòng, chống AIDS năm 2021. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với các nội dung như sau:
Phần I
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2014-2020
1. Tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020
a) Số liệu nhiễm HIV phát hiện mới, tử vong và còn sống toàn tỉnh giai đoạn 2014-2020:
Bảng 1. Số liệu nhiễm HIV phát hiện mới, AIDS, tử vong và còn sống
Số liệu | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
HIV phát hiện mới | 270 | 323 | 285 | 361 | 374 | 397 | 429 |
Tử vong | 68 | 95 | 88 | 79 | 60 | 202 | 57 |
Nhiễm HIV còn sống | 1,473 | 1,742 | 1,980 | 2,288 | 2,621 | 2,996 | 3,410 |
- Tổng số ca nhiễm HIV phát hiện mới giai đoạn 2014-2020 là 2,439 người, số tử vong do AIDS là 649 người.
- Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 5,241 người. Trong đó, số người tử vong do AIDS là 1,831 người, số người nhiễm HIV còn sống là 3,410 người (hiện quản lý được 3,086 người).
- Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư toàn tỉnh là 0,29% dân số, 100% huyện, thành phố, thị xã và 100% xã, phường, thị trấn có người nhiễm HIV, chủ yếu tập trung ở huyện Hoà Thành và Gò Dầu.
b) Số nhiễm HIV còn sống và được điều trị ARV toàn tỉnh giai đoạn 2014- 2020:
Bảng 2. Số liệu nhiễm HIV còn sống và điều trị ARV
Số liệu | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Nhiễm HIV còn sống | 1,473 | 1,742 | 1,980 | 2,288 | 2,621 | 2,996 | 3,410 |
Nhiễm HIV còn sống đang quản lý tại địa phương | 1,276 | 1,533 | 1,755 | 2,050 | 2,347 | 2,700 | 3,086 |
Tổng điều trị ARV | 1,065 | 1,304 | 1.490 | 1,796 | 2,017 | 2.264 | 2,590 |
Tỷ lệ được điều trị | 83,5% | 85% | 85% | 87,6% | 86% | 83,8% | 84% |
Số nhiễm HIV còn sống và quản lý được tính đến 31 tháng 12 năm 2020 là 3,086 người; số người nhiễm HIV được điều trị ARV là 2,590 người. Độ bao phủ: 84%.
c) Xu hướng nhiễm HIV và nguy cơ lây nhiễm của các nhóm nguy cơ cao qua giám sát phát hiện HIV giai đoạn 2014 -2020:
Bảng 3. Tỷ lệ nhiễm HIV của các nhóm nguy cơ cao qua giám sát phát hiện
Nhóm | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 |
Nghiện chích ma túy (%) | 10,74 | 7,12 | 9,28 | 8,86 | 4,18 | 4,53 | 3,19 |
Phụ nữ bán dâm (%) | 1,11 | 0,93 | 0 | 0,28 | 0,27 | 0,25 | 0 |
Nam quan hệ tình dục đồng giới (%) | 3,7 | 1,24 | 1,4 | 12,19 | 19,52 | 24,94 | 34,62 |
Kết quả giám sát phát hiện từ năm 2014 đến năm 2020, tỷ lệ nhiễm HIV đều giảm ở hai nhóm nghiện chích ma túy (gọi tắt là NCMT) và phụ nữ bán dâm (gọi tắt là PNBD). Tỷ lệ nhiễm HIV nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (gọi tắt là MSM) có xu hướng tăng từ 3,7% năm 2014 lên 34,62% năm 2020.
d) Các yếu tố ảnh hưởng dịch HIV/AIDS tại tỉnh Tây Ninh
- Về tệ nạn ma túy: Số người trong độ tuổi thanh thiếu niên sử dụng Heroin chuyển sang sử dụng ma túy tổng hợp có chiều hướng tăng. Tỉnh đang quản lý hơn 4,136 người nghiện ma tuý các loại1.
- Về tệ nạn mại dâm: Hoạt động mại dâm không công khai lại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện như massage, hớt tóc nam, karaoke... về cơ bản được kiểm soát. Theo kết quả tiếp cận các hoạt động can thiệp năm 2020, toàn tỉnh có gần 1,186 phụ nữ bán dâm2. Tuy nhiên, hình thức mại dâm thông qua mạng internet đang có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát.
- Về nhóm MSM: Ước tính có khoảng 6,649 người MSM3, trong đó gần một phần ba là có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS, chiều hướng nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng gia tăng.
- Một số yếu tố ảnh hưởng khác là dân di biến động như: Lực lượng công nhân lao động tại các khu công nghiệp, và sinh viên các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp.
- Tình trạng phân biệt kỳ thị cũng đã làm cho người nhiễm HIV hạn chế tiếp cận dịch vụ điều trị, dẫn đến điều trị muộn, không điều trị hay bỏ điều trị.
2. Các đáp ứng với dịch bệnh HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
a) Giám sát, tư vấn, xét nghiệm: Giám sát phát hiện, giám sát ca bệnh được thực hiện chặt chẽ theo quy định về giám sát dịch nên giảm số mất dấu, tăng quản lý người nhiễm. Tăng số cơ sở tư vấn xét nghiệm HIV, hiện toàn tỉnh có 11 phòng xét nghiệm sàng lọc và 03 phòng xét nghiệm khẳng định, mở rộng mạng lưới xét nghiệm tại cộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu được làm xét nghiệm HIV sớm.
b) Điều trị HIV/AIDS: 100% cơ sở điều trị ARV trên địa bàn tỉnh được kiện toàn; người nhiễm HIV được điều trị ARV đạt 84%; Thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế (gọi tắt là BHYT) cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV có đạt 95,75%; hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV và xét nghiệm tải lượng vi rút cho người nhiễm HIV tham gia điều trị ARV, đạt tỷ lệ 98,73% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế, góp phần giảm lây nhiễm cho cộng đồng.
c) Dự phòng lây nhiễm HIV: quản lý, liếp cận và hỗ trợ vật dụng can thiệp an toàn cho đối tượng nguy cơ cao, tỷ lệ bao phủ tiếp cận trên 100% đối tượng nguy cơ cao trên địa bàn; tiếp tục duy trì Chương trình điều trị Methadone tại 02 cơ sở điều trị và 01 cơ sở cấp phát thuốc Methadone; năm 2020, triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP cho 05 cơ sở điều trị. Các hoạt động can thiệp được triển khai liên tục đã góp phần kiểm soát tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD và người NCMT.
d) Tăng cường năng lực hệ thống: mạng lưới phòng, chống HIV/AIDS từ tuyến tỉnh cho đến huyện, xã phường được củng cố và có sự tham gia của y tế tư nhân cho hoạt động phòng, chống HIV/A1DS.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2014-2020
1. Tình hình huy động kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
a) Kinh phí đầu tư cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 chủ yếu từ các nguồn: ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương, nguồn viện trợ từ các dự án.
b) Tỷ lệ ngân sách địa phương tăng dần qua các năm, từ 1,444.115 triệu đồng năm 2014 tăng lên 4,389.072 triệu đồng năm 2020, cơ bản đảm bảo nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Bảng 4. Tình hình dịch HIV/AIDS và tổng kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2014 - 2020
ĐVT: triệu đồng
Năm | Kinh phí đầu tư | ||||||
CT MTQG (Trung ương) | LIFE - GAP | QTC | AHF | USAID SHIFT | Địa phương | Tổng | |
2014 | 626 | 1,108 | 1,114 | - | - | 1,444.115 | 4,292.115 |
2015 | 695 | 866.740 | 991.591 | - | - | 1,455.380 | 4,008.711 |
2016 | 137.940 | 528.698 | 472.118 | 425 | - | 1,545.025 | 3,108.781 |
2017 | 1,614 | 211.000 | 849.670 | 408 | - | 10.667 | 3,093.337 |
2018 | 1 14 | - | 2,085.852 | 558.500 | - | 2,220 | 4,978.352 |
2019 | 313.007 | - | 2,983.076 | 479.893 | 2,234.560 | 2,197.530 | 8,208.066 |
2020 | 700 | - | 2,744.138 | 731.625 | 2,344.065 | 4,389.072 | 10,908.902 |
Tổng cộng | 4,199.947 | 2,714.438 | 11,240.446 | 2,603.018 | 4,578.625 | 13,261.789 | 38,598.264 |
Tỷ lệ | 10,88% | 54,76% | 34,36% | 100% |
2. Mức độ đáp ứng nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
- Ngân sách Trung ương: Kinh phí Trung ương nhận được hàng năm chậm nên ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh phí, triển khai hoạt động bị chậm trễ.
- Ngân sách địa phương: Đề án đảm bảo tài chính giai đoạn 2015-2020 được phê duyệt kịp thời theo Nghị quyết số 07/2015/NQ-HĐND ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Kinh phí hàng năm được phân bổ, cấp đầy đủ ngay từ đầu năm nên các hoạt động được triển khai theo đúng kế hoạch.
- Hỗ trợ từ các dự án viện trợ quốc tế như dự án Quỹ toàn cầu, dự án USAID EpiC, dự án AHF hỗ trợ, giúp cho tỉnh tăng cường năng lực cho các cơ sở khám và chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS, hỗ trợ chi trả phụ cấp cho đồng đẳng viên, chi trả xét nghiệm tải lượng vi rút,...góp phần giảm chi phí của ngân sách địa phương.
- Tình hình chi trả của Quỹ BHYT cho các dịch vụ điều trị HIV/AIDS: Quỹ BHYT tại tỉnh Tây Ninh đã chi trả chi phí khám, chữa bệnh liên quan đến HIV/AIDS cho bệnh nhân, đồng chi trả thuốc ARV, xét nghiệm tải lượng vi rút theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
- Tình hình huy động từ các Quỹ trên địa bàn, đóng góp của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp: trong giai đoạn 2014-2020, tỉnh chủ yếu xin hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ người nhiễm Trung ương tổ chức hoạt động cho trẻ em nhiễm HIV, trẻ bị ảnh hưởng và người nhiễm HIV.
3. Hiệu quả về đầu tư kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
- Kết quả thực hiện mục tiêu 90-90-90:
Mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân: việc tăng cường xét nghiệm, giám sát phát hiện đã giúp tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện hàng năm. Năm 2016 đạt 50,1%, năm 2019 đạt 77,1% và năm 2020 đạt 88,2%.
Mục tiêu 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV: trong những năm qua việc tăng cường công tác điều trị ARV giúp tăng số người nhiễm HIV được điều trị ARV. Năm 2014 chỉ đạt 83,5%, năm 2019 đạt 83,8% và năm 2020 đạt 84%.
Mục tiêu 90% người nhiễm HIV điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế: trong số những người nhiễm HIV điều trị ARV được xét nghiệm tải lượng vi rút, có 98,73% bệnh nhân có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế (<1.000 bản sao/ml máu).
- Đảm bảo 100% người nhiễm HIV điều trị ARV có thẻ BHYT và 100% người nhiễm HIV đã có thẻ BHYT được thanh toán, chi trả chi phí cho các dịch vụ điều trị, chăm sóc HIV/AIDS theo quy định.
- Giảm số trường tử vong qua các năm từ 68 ca năm 2014, 88 ca năm 2016, đến năm 2020 là 57 ca đã chứng tỏ được hiệu quả điều trị ARV.
- Khống chế tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư 0,29% dân số
- Hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức như: truyền thông trực tiếp và đại chúng qua báo, đài. Tăng tỷ lệ người dân từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về phòng, chống HIV/AIDS.
- Việc thực hiện các biện pháp giảm tác hại trên các nhóm nguy cơ cao đã làm giảm tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên các nhóm NCMT và PNBD trong thời gian qua, thể hiện qua kết quả giám sát phát hiện (tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm NCMT giảm từ 10,74% năm 2014 xuống 3,19% năm 2020; nhóm PNBD giảm 1,11% năm 2014 xuống còn 0% năm 2020).
- Số lượng khách hàng được tư vấn và xét nghiệm HIV tăng hàng năm giúp phát hiện được nhiều ca nhiễm HIV trong cộng đồng (năm 2016: 27.428 người, năm 2018: 37.263 người và năm 2020: 25.883 người).
- Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS: tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị ARV tăng từ 83,5% năm 2014 lên 84% năm 2020; tỷ lệ tử vong giảm hàng năm. Tổng số người nhiễm HIV có thẻ BHYT hiện nay đạt tỷ lệ 95,75%.
- Giảm tỷ lệ phụ nữ mang thai (PNMT) nhiễm HIV từ 8,89% năm 2014 xuống còn 3,11% năm 2020.
Phần II
ƯỚC TÍNH NHU CẦU THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2030
I. ƯỚC TÍNH NHU CẤU KINH PHÍ CHO GIAI ĐOẠN 2021-2030
1. Ước tính nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2030
- Cơ sở để xác định nhu cầu: mục tiêu, nội dung, giải pháp, các hoạt động chính, các nhiệm vụ chính được quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phương pháp ước tính nhu cầu kinh phí: phương pháp ước tính nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030 thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn 3784/BYT-AIDS ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Thái Bình
- 3Quyết định 194/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Lai Châu
- 4Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vào năm 2030
- 5Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 6Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2025 và thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 7Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Nghị quyết 07/2015/NQ-HĐND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn do Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành
- 2Công văn 3784/BYT-AIDS năm 2020 về xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 và kế hoạch PCAIDS năm 2021 do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 1246/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 5Kế hoạch 22/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Thái Bình
- 6Quyết định 194/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Lai Châu
- 7Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính chấm dứt dịch bệnh AIDS trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp vào năm 2030
- 8Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9Quyết định 1284/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2025 và thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Kế hoạch 307/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 11Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Kế hoạch 1454/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Số hiệu: 1454/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 14/05/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/05/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra