Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/KH-UBND | Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013-2016
Thực hiện Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 đến 2012 (gọi tắt là Đề án 31), Công văn số 2717/LĐTBXH-PC ngày 8/8/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Đề án 31 đến năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch triện khai thực đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2016, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao động giúp người lao động và người sử dụng lao động hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong tham gia quan hệ lao động. Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng của người lao động và người sử dụng lao động xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, ổn định xã hội
- Làm cho mọi người lao động, chủ sử dụng lao động nắm những vấn đề cơ bản của Bộ luật Lao động (mới) được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII; những nội dung mới, nội dung kế thừa Bộ luật Lao động (cũ);
- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động đó được bổ sung, sửa đổi cho lãnh đạo các ngành, đoàn thể liên quan, UBND quận, huyện thị xã, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện, cán bộ lao động TBXH cơ sở, các tuyên truyền viên quận, huyện, hòa giải viên lao động quận huyện. Góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trong việc thực hiện vai trò là người đại diện cho tập thể lao động.
- Ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm cơ bản các cuộc tranh chấp lao động tập thể, tạo môi trường lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thành phố.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật đề ra phải bám sát nội dung của đề án ban hành kèm theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữ các cấp, các ngành, các đoàn thể trong phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng và triển khai đồng bộ đến quận, huyện, thị xã, các xã phường, thị trấn và các doanh nghiệp.
- Tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn liền với công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thực hiện nhằm đưa Bộ luật lao động và các pháp luật có liên quan và cuộc sống.
3. Các chỉ tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến hết năm 2016: 95% các doanh nghiệp, 100% các công ty TNHH một thành viên, các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước được phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân của người lao động.
- Đảm bảo 95% người sử dụng lao động, 80% người lao động, 100% lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được tuyên tuyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG TUYÊN TRUYỀN
1. Phạm vi tuyên truyền
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, các pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, đến quyền, nghĩa vụ người lao động và người sử dụng lao động.
2. Đối tượng tuyên truyền
- Người sử dụng lao động.
- Người lao động.
- Tổ chức công đoàn các cấp.
- Các doanh nghiệp, văn phòng đại diện, tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động.
III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung
- Tuyên truyền về các quy định của Bộ luật Lao động, đặc biệt là nội dung mới của Bộ luật Lao động về việc làm, quản lý nhà nước về lao động, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, tiền lương, tiền công, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm thất nghiệp, tranh chấp lao động, quản lý lao động là người nước ngoài, cho thuê lại lao động, thanh tra, kiểm tra, an toàn vệ sinh lao động.
- Hướng dẫn quy trình đình công, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể, tranh chấp lao động cá nhân, qui trình giải quyết các cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật lao động trên địa bàn thành phố và pháp luật khác có liên quan, hướng dẫn kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên cấp quận, huyện.
- Các pháp luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, đến quyền, nghĩa vụ người lao động và người sử dụng lao động: Luật Công đoàn Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bình đẳng giới, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo Luật Thanh tra.
- Đào tạo kỹ năng thương lượng tập thể cho đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi xây dựng và thương lượng thỏa ước lao động tập thể.
- Các nội dung khác của Bộ luật Lao động.
- Các văn bản của Chính phủ và Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động.
2. Tài liệu tuyên truyền
- Bộ luật Lao động, các Nghị định Chính phủ, Thông tư của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Liên Bộ, các bộ ngành Trung ương.
- Tài liệu, tờ rơi, báo chí hướng dẫn, giải đáp các văn bản pháp luật Lao động và các pháp luật khác có liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi người lao động, người sử dụng lao động;
- Tài liệu, tờ rơi hướng dẫn kỹ năng phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho cán bộ tuyên truyền viên.
IV. TIẾN ĐỘ VÀ PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI
1. Tiến độ thực hiện
- Năm 2013: Triển khai kế hoạch tuyên truyền pháp luật lao động. Phổ biến các chuyên đề hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động, các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, quyền nghĩa vụ người lao động và người sử dụng lao động.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Pháp luật lao động; tổng kết cuộc thi, trao giải;
- Từ năm 2014 đến năm 2016: tiếp tục tổ chức phổ biến tuyên truyền pháp luật lao động. Phổ biến các chuyên đề hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, quyền nghĩa vụ người lao động và người sử dụng lao động, chú ý đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể có sử dụng lao động.
2. Phương thức triển khai
- Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Pháp luật lao động.
- Tuyên truyền pháp luật lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, đài truyền thanh, truyền hình của Trung ương và Hà Nội thông qua sản xuất các chương trình chuyên đề, phát hành tờ rơi, tin bài trên các ấn phẩm báo chí.
- Tuyên truyền tại các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng và các phiên lưu động, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh dưới hình thức tư vấn trực tiếp cho người lao động và phát hành tờ hướng dẫn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động.
- Chỉ đạo Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, Trung tâm GTVL số 2 Hà Nội tư vấn và giải đáp pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trên Website vieclamhanoi.net và tư vấn qua tổng đài 1088 nhánh 3, nhánh 5 tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội và các phiên giao dịch việc làm.
- Cung cấp tài liệu để người được tuyên truyền, nghiên cứu và tổ chức tuyên truyền cho người lao động.
Hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp, các quận, huyện thị xã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động cho người lao động
- Tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh của doanh nghiệp, bảng tin doanh nghiệp, tủ sách pháp luật, Đài truyền thanh phường xã.
- Hướng dẫn, tư vấn thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp được thanh, kiểm tra.
- Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật lao động thông qua việc giải quyết các vụ tranh chấp lao động và đình công
V. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động được bố trí từ ngân sách nhà nước và huy động các doanh nghiệp, các nguồn khác (Có phụ lục kèm theo).
VI. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội
Là cơ quan thường trực thực hiện đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016:
- Phối hợp với các Sở Tư pháp, Liên đoàn lao động Thành phố, Liên minh Hợp tác xã Thành phố, Hội đồng người sử dụng lao động Thành phố, Ban quản lý các khu Công nghiệp và chế xuất Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức các lớp đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Tổ chức các cuộc hội thảo nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, biên soạn và phát hành các tài liệu tờ rơi phổ biến kiến thức pháp luật cho lãnh đạo và chuyên viên các phòng lao động TBXH, Tư pháp, Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, các tuyên truyền viên, cán bộ chuyên viên thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp chế xuất, cán bộ nhân viên các Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở có chức năng hoạt động giới thiệu việc làm, các hội, đoàn thể, Ban quản lý các Khu CN và chế xuất; hòa giải viên lao động quận, huyện, thị xã.
- Hợp đồng với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các báo, tạp chí của Thành phố và Trung ương tuyên truyền pháp luật về lao động, các quy định của Thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phát hành tờ rơi tại các Sàn giao dịch việc làm, phiên giao dịch việc làm, điểm giao dịch việc làm. Tư vấn, giải đáp chính sách pháp luật lao động, người sử dụng lao động trên Website vieclamhanoi.net, Tổng đài 1080 nhánh 3-5.
- Thực hiện tiểu đề án 1, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 20/7/2010 của UBND Thành phố về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước, đồng thời phối hợp với Chi nhánh phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hà Nội (Hội đồng người sử dụng lao động Thành phố) tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo công văn số 5188/UBND-LĐCSXH ngày 21/6/2011 của UBND Thành phố.
- Thường trực BCĐ thực hiện đề án 31; Chủ trì phối hợp tổ chức hướng dẫn Bộ luật Lao động (mới) đã được bổ sung, sửa đổi và các Nghị định, thông tư hướng dẫn đến các Quận, huyện thị xã, các Sở ngành liên quan, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã tổ chức cuộc thi tìm hiểu Bộ luật lao động (mới).
- Hướng dẫn Phòng Lao động TBXH quận, huyện, thị xã triển khai đến UBND các phường xã và tuyên truyền viên đúng, đầy đủ các nội dung Bộ luật Lao động đã được bổ sung, sửa đổi; các pháp luật khác có liên quan đến hoạt động doanh nghiêp, đến người lao động và người sử dụng lao động.
- Chỉ đạo các Trung tâm giới thiệu việc làm thuộc Sở và các đơn vị có chức năng giới thiệu việc làm tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và thực hiện có hiệu quả các phiên giao dịch việc làm.
- Phối hợp với Công an Thành phố, Liên đoàn Lao động Thành phố, các Sở ngành chức năng trong công tác thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện Pháp luật Lao động trên địa bàn thành phố.
- Tiếp thu các phản ánh, kiến nghị đề xuất của các doanh nghiệp, người lao động, các quận, huyện, thị xã về thực hiện pháp luật lao động, tổng hợp báo cáo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và UBND Thành phố.
2. Liên đoàn Lao động Thành phố
- Thực hiện tiểu đề án 3 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật Lao động, Luật Công đoàn và một số nội dung pháp luật liên quan tới hoạt động doanh nghiệp với người lao động theo phân công tại Quyết định 31/QĐ-TTg.
Phối hợp với Sở Lao động Thương binh Xã hội thanh tra kiểm tra tình hình thực hiện Pháp luật Lao động trên địa bàn thành phố; Tổ chức hội thi tìm hiểu về pháp luật Lao động trên địa bàn thành phố;
- Tham gia các hoạt động chung của đề án.
3. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động, các luật khác có liên quan cho người lao động và người sử dụng lao động trong các khu công nghiệp và chế xuất của Thành phố.
- Phối hợp tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất Thành phố;
- Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật lao động tại các Doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Tham gia các hoạt động chung của đề án.
4. Liên minh các HTX Thành phố
- Tiếp tục thực hiện tiểu đề án 5 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và một số nội dung pháp luật khác liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã và quyền, nghĩa vụ của công dân, của người lao động trong các hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp.
- Phối hợp tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động do Thành phố tổ chức và tham gia các động chung của Ban chỉ đạo.
5. Hội đồng người sử dụng lao động Thành phố
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động Thành phố, Ban quản lý các khu CN và Chế xuất Thành phố, các thành viên trong BCĐ để tổ chức phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động đối với người sử dụng lao động trên địa bàn.
- Tổng hợp những vướng mắc, kiến nghị của người sử dụng lao động báo cáo Ban quan hệ lao động thành phố.
- Tham gia các hoạt động chung của Ban chỉ đạo Thành phố.
6. Sở Tư pháp: Là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố chủ động phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn các đơn vị thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo đề án 31.
7. Các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
Bố trí kinh phí thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp hàng năm theo kế hoạch của Thành phố, hướng dẫn các đơn vị thực hiện kinh phí đảm bảo đúng quy định.
8. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về pháp luật lao động và các pháp luật khác có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, đến người lao động và người sử dụng lao động.
9. UBND các quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tổ chức tốt công tác tuyên truyền đầy đủ các nội dung của Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động: các hoạt động doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp, HTX trên địa bàn quận, huyện, thị xã quản lý.
- Bố trí kinh phí, thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật lao động trên địa bàn giai đoạn 2013 - 2016.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013 - 2016. UBND Thành phố các Sở, Ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Bộ luật Lao động và tổ chức thực hiện. Kịp thời báo cáo những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện về UBND Thành phố thông qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ KIẾN KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2013 - 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 22 tháng 8 năm 2013 của UBND TP về KH thực hiện đề án 31 giai đoạn 2013 - 2016)
Số TT | Đơn vị | Nhiệm vụ | Kinh phí (triệu đồng) | ||||
2013 | 2014 | 2015 | 2016 | Tổng số | |||
1 | Sở Lao động TBXH | Thực hiện tiểu đề án 1. Thường trực BCĐ. Phối hợp với các HĐ người sử dụng lao động triển khai tiểu đề án 4 | 400,00 | 450,00 | 450,00 | 500,00 | 1.800,00 |
2 | Sở Tư pháp | Tư vấn về phương pháp thực hiện tuyên truyền | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 100,00 | 400,00 |
3 | Liên đoàn lao động TP | Thục hiện tiểu đề án 3, phổ biến, tuyên truyền PL cho người lao động | 300,00 | 300,00 | 350,00 | 400,00 | 1.350,00 |
4 | Liên minh HTX TP | Thực hiện tiểu đề án 5 về phổ biến tuyên truyền PH cho người lao động trong các HTX | 100,00 | 100,00 | 150,00 | 200,00 | 550,00 |
5 | Hội đồng người sử dụng lao động TP (Hiệp hội doanh nghiệp TP) | Tiểu đề án 4, phổ biến triển khai thực hiện PL trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. | 200,00 | 200,00 | 250,00 | 250,00 | 900,00 |
6 | Ban quản lý các Khu CN và Chế xuất TP | Phổ biến, tuyên truyền PL trong các Khu CN | 300,00 | 300,00 | 300,00 | 300,00 | 1.200,00 |
7 | Các quận, huyện, thị xã | Phổ biến, tuyên truyền PL cho người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn quận, huyện, thị xã | 7.700.00 (Quận: 300.000; Huyện, thị xã: 250,00) | 7.700.00 (Quận: 300.000; Huyện, thị xã: 250,00) | 7.700.00 (Quận: 300.000; Huyện, thị xã: 250,00) | 7.700.00 (Quận: 300.000; Huyện, thị xã: 250,00) | 30.800,00 |
| Cộng |
| 9.100,00 | 9.150,00 | 9.300,00 | 9.450,00 | 37.000,00 |
(Ba bảy tỷ đồng chẵn)
- 1Kế hoạch 1312/KH-UBND tiếp tục thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2016
- 2Kế hoạch 119/KH-UBND thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2013 đến năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2016 tỉnh Bắc Giang
- 4Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn từ năm 2013 đến năm 2016” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 5Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2013 - 2016
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Luật Bình đẳng giới 2006
- 3Bộ luật Lao động 1994
- 4Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật thanh tra 2010
- 6Luật khiếu nại 2011
- 7Luật tố cáo 2011
- 8Luật Công đoàn 2012
- 9Bộ Luật lao động 2012
- 10Công văn 2717/LĐTBXH-PC tiếp tục thực hiện Đề án 31 đến năm 2016 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Kế hoạch 1312/KH-UBND tiếp tục thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động; người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2016
- 12Kế hoạch 119/KH-UBND thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2013 đến năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 13Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013 - 2016 tỉnh Bắc Giang
- 14Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2010 về thực hiện tiểu đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
- 15Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án “Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn từ năm 2013 đến năm 2016” trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 16Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2013 thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2013 - 2016
Kế hoạch 138/KH-UBND năm 2013 triển khai Đề án tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2016
- Số hiệu: 138/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/08/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra