- 1Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 3858/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025
- 3Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2023 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1367/KH-UBND | Lai Châu, ngày 17 tháng 4 năm 2023 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU NĂM 2023
Căn cứ Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm;
Căn cứ Kế hoạch số 3858/KH-UBND ngày 14/10/2022 của UBND tỉnh Lai Châu về thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025.
UBND tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023, với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng gia tăng giá trị, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các cấp về quản lý thực hiện Chương trình OCOP và phát huy vai trò của các chủ thể sản phẩm tham gia thực hiện Chương trình.
- Duy trì và nâng cao chất lượng, quy mô sản xuất các sản phẩm OCOP đã được công nhận; nâng hạng và định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, có thế mạnh tham gia Chương trình; tổ chức đánh giá, phân hạng và công nhận sản phẩm OCOP các cấp; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và hướng đến xuất khẩu.
- Khảo sát, đánh giá, phát triển mới thêm khoảng 65 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; tổ chức đánh giá công nhận lại các sản phẩm đã được công nhận năm 2020; thiết lập và hình thành từ 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trở lên. Mỗi huyện, thành phố lựa chọn theo danh sách đăng ký để tập trung phát triển và hoàn thiện sản phẩm.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025; ưu tiên đưa nội dung triển khai Chương trình OCOP thành nhiệm vụ trọng tâm hàng năm của đơn vị để chủ động thực hiện có hiệu quả.
- Bám sát mục tiêu Chương trình OCOP quốc gia và tình hình thực tế của địa phương, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm để triển khai thực hiện. Chủ động, quyết tâm và phối hợp thường xuyên, thống nhất giữa các Sở, ngành, các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Nội dung thực hiện:
+ Rà soát, kiện toàn hoặc sửa đổi, bổ sung Hội đồng và Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp phù hợp với quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
+ Tổ chức các đoàn công tác của Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm, tổ giúp việc cấp tỉnh, cấp huyện, chủ thể sản xuất đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại các tỉnh, thành phố điển hình trong thực hiện Chương trình OCOP.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố chủ trì, triển khai thực hiện tại địa phương.
- Thời gian thực hiện: Quý II, III, IV.
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền về Chương trình OCOP
- Nội dung thực hiện: Tuyên truyền về sự cần thiết của Chương trình OCOP, các nội dung hỗ trợ, đề xuất ý tưởng sản phẩm từ đó khởi đầu chu trình thực hiện kế hoạch của cộng đồng, hoàn thiện sản phẩm và kết quả công bố sản phẩm. Tích cực đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trên đài, báo, fanpage, cổng thông tin điện tử tỉnh; in ấn tờ rơi, tài liệu quảng bá, sổ tay hướng dẫn…
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu, Cổng thông tin điện tử tỉnh, các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố chủ trì, triển khai thực hiện tại địa phương.
- Thời gian: Thường xuyên, liên tục trong năm.
3.1. Tổ chức Hội nghị, Hội thảo triển khai thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh:
- Nội dung thực hiện: Cập nhật, phổ biến chủ trương, chính sách mới về Chương trình OCOP; Chu trình OCOP; Quy trình xây dựng, hoàn thiện hồ sơ; Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm; Thiết kế và phát triển bao bì, nhãn mác; Xúc tiến, quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm…
- Thành phần tham gia: Thành viên Ban chỉ đạo tỉnh; Thành viên Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, chuyên viên thực hiện OCOP cấp tỉnh; Thành viên Ban chỉ đạo, chuyên viên OCOP các huyện, thành phố và đại diện một số chủ thể đăng ký tham gia Chương trình.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các chuyên gia, đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện; UBND các huyện, thành phố chủ trì, triển khai thực hiện tại địa phương.
- Thời gian thực hiện: Trong quý III, IV năm 2023.
3.2. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP cấp huyện, cấp xã và các chủ thể kinh tế:
- Nội dung thực hiện gồm: Đào tạo, tập huấn các nội dung thực hiện Chương trình; các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; công tác quản lý, triển khai thực hiện Chương trình; hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm; nghiên cứu và phát triển sản phẩm...
- Thành phần tham gia: Ban chỉ đạo cấp huyện, Hội đồng và Tổ giúp việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, chuyên viên OCOP cấp huyện; lãnh đạo và chuyên viên OCOP cấp xã; các chủ thể có sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố phối hợp với các chuyên gia, đơn vị tư vấn tổ chức thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2023.
4. Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP
4.1. Hướng dẫn áp dụng các cơ chế chính sách có liên quan để hỗ trợ thực hiện Chương trình: Áp dụng các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu quy định chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 và các chính sách khác (nếu có).
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố.
- Thời gian: Thường xuyên, liên tục trong năm.
4.2. Hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình, gồm các nội dung sau:
- Tiếp tục hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm tiềm năng để hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá, nâng hạng sao sản phẩm OCOP các cấp. Phấn đấu năm 2023 nâng hạng sao từ 02 sản phẩm OCOP của tỉnh đã công nhận từ các năm trước.
- Hỗ trợ phát triển sản phẩm mới: Rà soát, lựa chọn sản phẩm gắn với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, ưu tiên các ý tưởng sản phẩm mới, đặc biệt là sản phẩm hàng hóa tập trung, sản phẩm chủ lực, sản phẩm truyền thống, sản phẩm du lịch cộng đồng, phấn đấu năm 2023 phát triển từ 30 sản phẩm mới đạt từ 3 sao trở
lên.
- Khảo sát, đánh giá khoảng 65 sản phẩm tiềm năng (theo danh sách đăng ký của UBND các huyện, thành phố) để làm cơ sở lựa chọn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí cho việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 của tỉnh; tổ chức đánh giá công nhận lại khoảng 39 sản phẩm đã được công nhận năm 2020. Định hướng các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, nâng cao chất lượng sản phẩm theo Bộ Tiêu chí OCOP đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 và các văn bản sửa đổi, bổ sung nếu có.
- Đơn vị thực hiện: Ban chỉ đạo cấp tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan; Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn; đơn vị tư vấn; các chủ thể OCOP.
- Thời gian thực hiện: Từ khi đăng ký danh sách sản phẩm tham gia đến khi hoàn thiện sản phẩm và tổ chức đánh giá, phân hạng.
4.3. Đẩy mạnh phát triển hệ thống đối tác OCOP: Thông tin các đối tác phối hợp với các cơ sở sản xuất theo hợp đồng để thực hiện các dịch vụ phát triển sản phẩm: vật tư đầu vào; ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm; thiết kế bao bì, nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu; đăng ký/công bố sản phẩm, tư vấn luật, quản lý sản xuất bằng hệ thống tem điện tử thông minh (QR Code); quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm,...
- Đơn vị thực hiện: Ban chỉ đạo cấp tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan; Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn; đơn vị tư vấn; các chủ thể OCOP.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, liên tục trong năm.
- Nội dung: Mua hoặc thuê phần mềm ứng dụng trong quản lý, thực hiện Chương trình OCOP, theo dõi hồ sơ, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; điều tra, khảo sát, thu thập số liệu hiện trạng các sản phẩm; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý Chương trình OCOP các cấp để sử dụng phần mềm; xây dựng, quản lý, hỗ trợ các chủ thể tiếp cận, kết nối với các kênh quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trên các hệ thống thương mại điện tử.
- Đơn vị thực hiện: Ban chỉ đạo cấp tỉnh, các sở, ngành liên quan; Ban chỉ đạo các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn; đơn vị tư vấn; các chủ thể OCOP.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
6. Đánh giá, phân hạng sản phẩm
6.1. UBND cấp xã tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí sau: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương. Căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó ban hành Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên.
Thời gian thực hiện: Trong Quý II, III, IV. UBND cấp xã chủ động đánh giá các tiêu chí theo kế hoạch của UBND cấp huyện, thành phố trên cơ sở hồ sơ đăng ký tham gia chương trình của các chủ thể.
6.2. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện và công bố kết quả
- Nội dung đánh giá: Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia chương trình OCOP, UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao và tổ chức công bố kết quả; chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (tiềm năng từ 4 sao trở lên) lên UBND tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.
- Đơn vị thực hiện: Hội đồng đánh giá, Tổ giúp việc cấp huyện; cơ quan thường trực Chương trình cấp huyện.
- Đơn vị phối hợp, hỗ trợ: Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành liên quan; đơn vị tư vấn.
- Thời gian thực hiện: Các huyện, thành phố chủ động tổ chức đánh giá, phân hạng theo thẩm quyền, chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (tiềm năng từ 4 sao trở lên) lên UBND tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP:
+ Đánh giá đợt 1: Trước ngày 30/6/2023.
+ Đánh giá đợt 2: Trước ngày 30/10/2023.
6.3. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và công bố kết quả
- Nội dung: Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng những sản phẩm do cấp huyện đề xuất. UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao và tổ chức công bố kết quả; chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm (tiềm năng 5 sao) lên Bộ Nông nghiệp và PTNT để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.
- Đơn vị thực hiện: Hội đồng đánh giá, tổ giúp việc cấp tỉnh; cơ quan thường trực Chương trình cấp tỉnh.
- Thời gian thực hiện:
+ Đánh giá đợt 1: Trong tháng 7 năm 2023.
+ Đánh giá đợt 2: Trong tháng 11 năm 2023.
7. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP
7.1. Thiết lập và hình thành các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm tiềm năng:
- Nội dung: Thiết lập và hình thành từ 02 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trở lên tại các khu trung tâm tập trung dân cư, điểm du lịch tại huyện Than Uyên và Mường Tè và một số địa phương khác.
- Đơn vị thực hiện:
+ Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương triển khai thực hiện đối với những điểm ngoài tỉnh;
+ UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện đối với những điểm trong tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
7.2. Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm:
- Nội dung: Quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng;
tham gia các hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ cơ sở sản xuất... tham gia thực hiện.
- Thời gian: Thường xuyên, liên tục trong năm.
8. Kiểm tra, giám sát công tác duy trì, phát triển sản phẩm OCOP sau khi được chứng nhận
- Nội dung: Kiểm tra, giám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí đã được đánh giá, chất lượng các sản phẩm OCOP đã được chứng nhận từ 3 sao trở lên; yêu cầu thực hiện việc khắc phục sự cố, thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng; tham mưu xử lý vi phạm, thu hồi giấy chứng nhận sản phẩm OCOP.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.
- Thời gian: Thường xuyên, liên tục trong năm.
9. Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình
- Nội dung thực hiện: Tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2023, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Trong tháng 12/2023.
III. KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ
- Vốn ngân sách Trung ương của Chương trình OCOP được bố trí trong kế hoạch vốn ngân sách trung ương của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Vốn ngân sách địa phương (theo Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 22/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu Quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025); vốn ngân sách huyện, xã.
- Vốn tín dụng (bao gồm: vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã,...).
- Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động.
- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án và vốn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nội dung kế hoạch này tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh, đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả.
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh quản lý chất lượng, hoạt động sản phẩm OCOP.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra giám sát, đôn đốc, hướng dẫn, triển khai các hoạt động của chương trình theo kế hoạch đề ra.
2. Các Sở, ban, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện các nội dung trong kế hoạch.
3. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch chi tiết trên địa bàn; tập trung huy động, lồng ghép các nguồn lực, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ, phát triển sản phẩm chủ lực, đặc sản, đặc trưng, có lợi thế theo chuỗi giá trị, gắn với phát triển ngành nghề nông thôn, hợp tác xã, du lịch, dịch vụ ở nông thôn… đảm bảo các mục tiêu Kế hoạch đề ra.
- Hướng dẫn UBND cấp xã tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương theo quy định.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP NĂM 2023
TT | Tên sản phẩm/huyện | Tên chủ thể sản xuất | Đại diện | Địa chỉ cơ sở sản xuất | Số điện thoại |
A | Danh sách sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP năm 2023: 65 sản phẩm của 40 chủ thể (7 Doanh nghiệp, 13 HTX, 17 hộ kinh doanh, 3 tổ hợp tác) | ||||
I. Thành phố Lai Châu: 23 sản phẩm của 12 chủ thể (2 Doanh nghiệp, 3 HTX, 7 hộ kinh doanh) | |||||
1 | Tinh dầu Mắc Ca | Công ty TNHH MTV Trường Giang Lai Châu | Lù Thị Bang | Tổ 3, phường Đoàn Kết | 0948943699 |
2 | Đông trùng hạ thảo tươi | Công ty TNHH Nấm Mai Vàng | Nguyễn Thị Mai | Tổ 2, phường Đoàn Kết | 0383795999 |
3 | Đông trùng hạ thảo sấy thăng hoa | ||||
4 | Bột đông trùng hạ thảo | ||||
5 | Đông trùng hạ thảo ngâm mật ong | ||||
6 | Đông trùng hạ thảo sợi khô | Hộ kinh doanh | Hoàng Văn Hoan | Tổ 8, phường Quyết Tiến | 0969980808 |
7 | Đông trùng hạ thảo tươi nguyên đế | ||||
8 | Rượu ngô men lá hạ thổ | Hộ Kinh doanh | Nguyễn Thị Thương | Tổ 3, phường Quyết Tiến | 0829102555 |
9 | Đông trùng hạ thảo Putaleng sợi khô | Hộ kinh doanh | Đinh Hoài Thu | Tổ 8, phường Quyết Tiến | 0393306666 |
10 | Đông trùng hạ thảo Putaleng sợi tươi nguyên đế | ||||
11 | Thịt lợn sấy | Hộ kinh doanh | Đồng Xuân Trường | Tổ 25, phường Đông Phong | 0981889882 |
12 | Thịt trâu sấy | ||||
13 | Rượu ngô | Chi nhánh HTX Đằng Giang | Nguyễn Trường Giang | Tổ 26, phường Đông Phong | 0979125641 |
14 | Rượu chuối | ||||
15 | Mật ong tươi Lai Châu | Hộ kinh doanh | Đỗ Đức Tâm | Tổ 24, phường Đông Phong | 0977282141 |
16 | Thịt lợn sấy Huy Râu | HTX Vương Hà | Hà Xuân Huy | Tổ 22, Phường Đông Phong | 0975965988 |
17 | Thịt ngựa sấy Huy Râu |
|
|
|
|
18 | Thịt trâu sấy Huy Râu | ||||
19 | Đông trùng hạ thảo sấy khô | Hộ kinh doanh An Ngân | Phạm Thị Hà | Tổ 23, Phường Đông phong | 0974799121 |
20 | Đông trùng hạ thảo ngâm rượu | ||||
21 | Đông trùng hạ thảo huy hùng | Hộ kinh doanh | Đào Huy Hùng | Tổ 10, phường Tân Phong | 0973287886 |
22 | Lạp sườn lợn | Hộ kinh doanh | Đèo Thị Sớp | Tổ 7, phường Đoàn Kết | 0915393069 |
23 | Thịt lợn ba chỉ hun khói | ||||
II. Huyện Tam Đường: 11 sản phẩm của 7 chủ thể (2 Doanh nghiệp, 1 HTX, 2 hộ kinh doanh, 2 tổ hợp tác) | |||||
1 | Khèn mông A Dơ | Hộ kinh doanh | Giàng A Dơ | Xã Thèn Sin | 0963403887 |
2 | Miến dong Gia Huy | HTX sản xuất và thương mại nông nghiệp sạch Ngọc Cường | Nguyễn Mạnh Cường | Bản Thống nhất, xã Bình Lư | 0982993020 |
3 | Đông phương mỹ nhân việt | Công ty cổ phần xuất nhập khẩu trà Sinh An Nam | Nguyễn Thị Huyền | Xã Bản Bo | 0984343686 |
4 | Oolong kim tuyên việt | ||||
5 | Hồng trà kim tuyên việt | ||||
6 | Thịt trâu gác bếp Lực Lệ | Hộ kinh doanh | Teo Văn Lực | Bản Sân Bay, thị trấn Tam Đường | 0946614820 |
7 | Lạp sườn hun khói Lực Lệ | ||||
8 | Thịt lợn gác bếp Lực Lệ | ||||
9 | Trà hồng trà | Công ty CP đầu tư phát triển Chè Tam Đường | Nguyễn Thị Loan | Xã Bản Bo | 0912389518 |
10 | Du lịch cộng đồng | Tổ Hợp Tác Bản Sì Thâu Chải | Lù A San | Bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu | 0358658112 |
11 | Du lịch cộng đồng | Tổ Hợp Tác Bản Lao Chải 1 | Cứ A Chu | Bản Lao Chải 1, xã Khun Há | 0988232952 |
III. Huyện Tân Uyên: 2 sản phẩm của 2 chủ thể (1 hộ kinh doanh, 1 tổ hợp tác) | |||||
1 | Hoa địa lan trần mộng bản Hô Tra | Hộ kinh doanh | Vàng A Lồng | Bản Hô Tra, xã Mường Khoa | 0915024695 |
2 | Mật ong xã Pắc Ta | Tổ hợp tác nuôi ong | Đỗ Văn Sinh | Bản Sơn Hà, xã Pắc Ta | 0913536026 |
IV. Huyện Than Uyên: 8 sản phẩm của 6 chủ thể (1 Doanh nghiệp, 3 HTX, 2 hộ kinh doanh) | |||||
1 | Giò lợn Mường Than | Hợp tác xã Mường Than | Lê Minh Thuần |
| 0387289986 |
2 | Xúc xích lợn Mường Than |
|
| Bản Cẩm Trung 1, xã Mường Than |
|
3 | Trà sen Tây Bắc | Hộ kinh doanh | Hà Thị Thu Thương | Bản Én Nọi, xã Mường Than | 0388579263 |
4 | Lợn sấy Mường Than | ||||
5 | Trà Bí đao xanh | Hợp tác xã Nông nghiệp Quỳnh Hoan | Phan Văn Hoan | Bản Mường, xã Mường Than | 0962878385 |
6 | Đèn ống tre | Hộ kinh doanh | Hà Văn Thời | Bản Đông, xã Mường Than | 0776439682 |
7 | Thảo quả sấy | Hợp tác xã Nông nghiệp Khoen On | Lường Văn Đoản | Bản On, xã Khoen On | 0977257701 |
8 | Chè Tu San | Công ty TNHH một thành viên tuyền Phương | Vũ Quang Tuyến | Bản Chát, xã Mường Kim | 0912227174 |
V. Huyện Mường Tè: 6 sản phẩm của 4 chủ thể (4 hộ kinh doanh) | |||||
1 | Thịt lợn sấy | Hộ kinh doanh | Phìn Thị Chiển | Khu phố 12, thị trấn Mường Tè | 0868495346 |
2 | Thịt trâu sấy | ||||
3 | Lạp sườn lợn | ||||
4 | Nước lọc tinh khiết | Hộ kinh doanh | Hoàng Thị Thanh Huyền | Khu phố 2, thị trấn Mường Tè | 0363655202 |
5 | Trám đen Mường Tè | Hộ kinh doanh | Vàng Văn Pằn | Xã Mường Tè | 0866019015 |
6 | Trang phục Hà Nhì | Hộ kinh doanh | Chu Nhù Tư | Xã Ka Lăng | 0914258993 |
VI. Huyện Nậm Nhùn: 8 sản phẩm của 5 chủ thể (5 HTX) | |||||
1 | Mật ong tinh bột nghệ nơi thượng nguồn Sông Đà | HTX Nông nghiệp, xây dựng & Thương mại Nậm Nhùn | Đỗ Tiến Vượng | Bản nậm Dòn, xã Nậm Hàng | 0985572861 |
2 | Mật ong Khánh Ngân | HTX Khánh Ngân | Trần Văn Định | Thị trấn Nậm Nhùn | 0974676397 |
3 | Viên cà gai leo | HTX thanh niên Trường Thịnh | Nguyễn Cao Trường | Bản Pa Kéo, thị trấn Nậm Nhùn | 0965611167 |
4 | Cá tép dầu sấy Mường Mô | HTX Thanh niên Mường Mô | Lò Văn Duy | Bản Nậm Hài, xã Mường Mô | 0981385181 |
5 | Cá lăng sấy Mường Mô | ||||
6 | Thịt lợn Sấy Mường Mô |
|
|
|
|
7 | Rượu ngô men lá Nậm Đà | HTX Thương mại dịch vụ Hải Bình | Mào Văn Định | Bản Nậm Hài, xã Mường Mô | 0911730888 |
8 | Rượu men lá hạ thổ Nậm Mô | ||||
VII. Huyện Sìn Hồ: 4 sản phẩm của 3 chủ thể (1 Doanh nghiệp, 1 HTX, 1 hộ kinh doanh) | |||||
1 | Đông trùng hạ thảo cao nguyên Sìn Hồ sợi khô sấy thăng hoa | Hộ kinh doanh Đông trùng hạ thảo cao nguyên Sìn Hồ | Đặng Kiên | Khu 3, thị trấn Sìn Hồ | 0989700208 |
2 | Đông trùng hạ thảo cao nguyên Sìn Hồ tươi | ||||
3 | Trà hoa đu đủ Sìn Hồ | Công ty TNHH MTV Oanh Triều | Trần Văn Hiếu | Khu 5, thị trấn Sìn Hồ | 0972986199 |
4 | Nước Atiso cô đặc | HTX Nông sản dược liệu cao nguyên Sìn Hồ | Nguyễn Trần Văn | Bản Mao Sao Phìn, xã Sà Dề Phìn | 0989617333 |
VIII. Huyện Phong Thổ: 3 sản phẩm của 1 chủ thể (1 Doanh nghiệp) | |||||
1 | Nho Mẫu đơn Phong Thổ | Công ty TNHH MTV Trường phát Lai Châu | Đậu Xuân Vân | Thôn Vàng Bó, thị trấn Phong Thổ | 0963721186 |
2 | Nho Hạ đen Phong Thổ | ||||
3 | Măng tây Phong Thổ | ||||
B | Danh sách sản phẩm đạt sao năm 2020 đăng ký tham gia đánh giá lại: 39 sản phẩm của 21 chủ thể (5 Doanh nghiệp, 13 HTX, 3 hộ kinh doanh) | ||||
I. Thành phố Lai Châu: 16 sản phẩm của 8 chủ thể (3 Doanh nghiệp, 2 HTX, 3 hộ kinh doanh) | |||||
1 | Đông trùng hạ thảo khô nguyên sợi | Hộ kinh doanh | Đào Huy Cương | Tổ 6, phường Quyết Tiến | 0984371202 |
2 | Bưởi da xanh | HTX nông sản sạch T&Đ Lai Châu | Văn Thị Dung | Bản Màng, phường Quyết Thắng | 0977570234 |
3 | Ổi không hạt | ||||
4 | Rượu Putaleng | Công ty TNHH MTV Lộc trời Lai Châu | Nguyễn Đức Chức | Bản San Thàng 2, xã San Thàng | 0988618298 |
5 | Gạo Dâu Lai Châu | HTX Nông nghiệp Quyết Tâm | Đỗ Mạnh Tuân | Tổ 15, phường Tân Phong | 0968304029 |
6 | Trà cổ thụ Sà Dề Phìn | Công ty CP đầu tư phát triển chè Tam Đường | Nguyễn Thị Loan | Tổ 1, phường Tân Phong | 0912389518 |
7 | Trà Kim tuyên | ||||
8 | Trà Sencha | ||||
9 | Trà Matcha | ||||
10 | Trà xanh hương nhài Hữu Cơ | ||||
11 | Đông trùng hạ thảo sấy khô nguyên sợi | Hộ kinh doanh | Phạm Thị Thư | Tổ 5, phường Đoàn Kết | 0386116100 |
12 | Nhộng đông trùng hạ thảo khô | ||||
13 | Thịt trâu sấy khô | Hộ kinh doanh | Đèo Thị Sớp | Tổ 7, phường Đoàn Kết | 0915393069 |
14 | Thịt lợn sấy khô | ||||
15 | Hạt macca khô | Công ty TNHH MTV Trường Giang Lai Châu | Lù Thị Bang | Tổ 3, phường Đoàn Kết | 0948943699 |
16 | Nhân hạt Macca | ||||
II. Huyện Tam Đường: 1 sản phẩm của 1 chủ thể (1 HTX) | |||||
1 | Miến dong Bình Lư | HTX Nông nghiệp và dịch vụ Bình Lư | Nguyễn Ngọc Ánh | Xã Bình Lư | 0913011218 |
III. Huyện Than Uyên: 8 sản phẩm của 4 chủ thể (4 HTX) | |||||
1 | Ổi Hua Nà | Hợp tác xã Thanh Niên Hua Nà | Nùng Văn Nên | Bản Hua Nà, xã Hua Nà | 0964132297 |
2 | Gạo đặc sản Séng cù Than Uyên | Hợp tác xã Thanh Xuân | Nguyễn Văn Yên | Bản Xóm Mới, xã Mường Cang | 0982451019 |
3 | Gạo tẻ tròn Than Uyên | ||||
4 | Gạo nếp Tan Pỏm Tà Hừa | ||||
5 | Ruốc cá Lăng | Hợp tác xã Công - Nông nghiệp và Thương mại - Du lịch Than Uyên | Lê Tuấn Anh | Bản Xóm Mới, xã Mường Cang | 0977838688 |
6 | Chả cá Lăng viên | ||||
7 | Cá trắm sấy đặc sản dân tộc Khơ Mú | Hợp tác xã Than niên Thẩm Phé | Lò Thị Dung | Bản Thẩm Phé, xã Mường Kim | 0388544585 |
8 | Cá Lăng sấy đặc sản dân tộc Khơ Mú |
|
|
|
|
IV. Huyện Mường Tè: 3 sản phẩm của 2 chủ thể (2 HTX) | |||||
1 | Mật ong Mường Tè | HTX Bình An | Pờ Chùy Cà | Khu phố 7, thị trấn Mường Tè | 0395003459 |
2 | Chè dây Mường Tè | ||||
3 | Thịt trâu sấy Mường Tè | HTX Thắng Tuế | Phan Văn Thắng | Bản Bum Nưa, xã Bum Nưa | 0974940235 |
V. Huyện Nậm Nhùn: 1 sản phẩm của 1 chủ thể (1 HTX) | |||||
1 | Rượu men lá Hải Bình | HTX Thương mại dịch vụ Hải Bình | Mào Văn Định | Bản Nậm Hài, xã Mường Mô | 0911730888 |
VI. Huyện Sìn Hồ: 5 sản phẩm của 2 chủ thể (1 Doanh nghiệp, 1 HTX) | |||||
1 | Phong tê thấp gia truyền Mý Dao | HTX Mý Dao | Giàng Xuấn Cường | Khu 1 thị trấn Sìn Hồ | 0912133611 |
2 | Táo Mèo khô Mý Dao | ||||
3 | Dấm táo Mèo Mý Dao | ||||
4 | Chè Dây cao nguyên Sìn Hồ | Công ty TNHH Sơn Hà dược liệu cao nguyên Sìn Hồ | Chẻo Thị Nhàn | Khu 5 thị trấn Sìn Hồ | 0985491248 |
5 | Chè Giảo cổ lam cao nguyên Sìn Hồ | ||||
VII. Huyện Phong Thổ: 5 sản phẩm của 3 chủ thể (1 Doanh nghiệp, 2 HTX) | |||||
1 | Hồng trà Shan Mồ Sì San | HTX Biên Cương | Tẩn Sài Phạ | Bản Tân Séo Phìn, xã Mồ Sì San | 0986093159 |
2 | Hoàng Trà Shan Mồ Sì San | ||||
3 | Trà xanh Shan Mồ Sì San | ||||
4 | Gạo tẻ râu Phong Thổ | Công ty TNHH MTV giống VTNN Tây Bắc | Đỗ Viết Trung | Phường Tân Phong, TP Lai Châu | 0943608257 |
5 | Du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ | HTX Trái Tim | Hảng A Xà | Bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ | 0947128875 |
C | Danh sách sản phẩm đạt sao OCOP năm 2021 đăng ký tham gia nâng hạng sao năm 2023: 1 sản phẩm của 1 chủ thể (1 HTX) | ||||
I. Huyện Nậm Nhùn: 1 sản phẩm của 1 chủ thể (1 HTX) | |||||
1 | Mật ong nơi thượng nguồn Sông Đà | HTX Nông nghiệp, xây dựng & Thương mại Nậm Nhùn | Đỗ Tiến Vượng | Bản nậm Dòn, xã Nậm Hàng | 0985572861 |
- 1Kế hoạch 4014/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bình Thuận năm 2022
- 2Kế hoạch 58/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, năm 2023
- 3Kế hoạch 908/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 143/KH-UBND về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 6Kế hoạch 1366/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2025
- 7Quyết định 801/QĐ-UBND năm 2023 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định 1633/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"
- 1Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND quy định chính sách về phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 2Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 3858/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 4014/KH-UBND thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bình Thuận năm 2022
- 5Quyết định 148/QĐ-TTg năm 2023 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 58/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030”, năm 2023
- 7Kế hoạch 908/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 143/KH-UBND về triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Kế hoạch 93/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 10Kế hoạch 1366/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023-2025
- 11Quyết định 801/QĐ-UBND năm 2023 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định 1633/QĐ-UBND phê duyệt Đề án "Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"
Kế hoạch 1367/KH-UBND thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2023
- Số hiệu: 1367/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 17/04/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Hà Trọng Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định