ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1219/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 22 tháng 02 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 99/2022/NĐ-CP NGÀY 30/11/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Thực hiện Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30/11/2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm (sau đây viết tắt là Nghị định số 99/2022/NĐ-CP), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, chất lượng, hiệu quả các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và Nghị định số 99/2022/NĐ-CP đáp ứng nhu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
b) Quy định cụ thể nội dung công việc, thời gian thực hiện, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định tại Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.
2. Yêu cầu:
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan bám sát quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và tổ chức thực hiện bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và đúng tiến độ quy định; kịp thời phát hiện, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm:
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023 và những năm tiếp theo.
2. Kiểm tra, rà soát các thủ tục hành chính đã ban hành thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhưng không còn phù hợp để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo quy định:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và những năm tiếp theo.
3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc (sau đây viết tắt là cấp huyện).
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023 và những năm tiếp theo.
4. Tổ chức kiểm tra, rà soát các quy trình, thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ, trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu:
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
c) Thời gian thực hiện: Kể từ ngày 18/01/2023.
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai làm cơ sở thực hiện đăng ký trực tuyến biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn của các Bộ, ngành cấp trên.
6. Kiểm tra công tác đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện:
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
7. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Đơn vị phối hợp: Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp; Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các quy định pháp luật có liên quan.
8. Báo cáo Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về thống kê và những kiến nghị, đề xuất (nếu có):
a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
b) Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
c) Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai đầy đủ các quy định tại Nghị định số 99/2022/NĐ-CP và Kế hoạch này.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ tại Kế hoạch này; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa phương theo đúng quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai thực hiện Nghị định số 99/2022/NĐ-CP, đảm bảo tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 414/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật thanh tra 2010
- 2Luật khiếu nại 2011
- 3Luật Tố cáo 2018
- 4Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm
- 5Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 6Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 414/QĐ-UBND năm 2023 công bố danh mục thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Bắc Kạn
Kế hoạch 1219/KH-UBND năm 2023 thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 1219/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/02/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Trần Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định