Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 101/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 30 tháng 6 năm 2017 |
Căn cứ Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước;
Căn cứ Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;
Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng CNSH ở Việt Nam đến năm 2020”;
Căn cứ Chương trình hành động số 64-CTr/TU ngày 27/10/2005 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng;
Căn cứ Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 27/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 05/3/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 27/02/2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Kiên Giang thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về phát triển khoa học và công nghệ;
Căn cứ Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 10/02/2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNSH PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CNH TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
1. Kết quả ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua:
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Chương trình hành động số 64-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 11/KH-UBND của UBND tỉnh, nhìn chung cơ bản đã đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CNSH đã đề ra, cụ thể:
1.1. Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển CNSH:
- Tỉnh đã chọn tạo một số giống cây trồng (lúa chống chịu mặn, lúa cao sản, lúa thơm, lúa mùa; các loại nấm: Linh chi đỏ, bào ngư trắng, bào ngư Nhật, bào ngư xám, mèo, rơm,...; cây ăn trái, củ: Khoai lang, Bông Súng, măng cụt Hòa Thuận, sầu riêng Ba Hồ, khóm Tắc Cậu,...), vật nuôi (heo, bò, chó Phú Quốc,...), thủy sản (cá trê suối Phú Quốc, cá trê vàng, cá rô đồng toàn cái, cá bóp, cua biển, ghẹ...), động vật khác (kỳ tôm, kỳ đà vân, cua đinh, càng đước,...) có năng suất, chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội cho người dân và phục vụ tốt nhu cầu tái cơ cấu kinh tế của tỉnh, bên cạnh đó còn thực hiện tốt công tác bảo tồn động - thực vật hoang dã.
- Các sản phẩm nông sản (gạo, rau, củ, quả, nấm,...), lâm sản (gỗ, các lâm sản ngoài gỗ: Mật ong, cây dược liệu, tre nứa, song mây, tinh dầu,...), thủy sản (tươi sống, các sản phẩm thủy sản qua chế biến, đông lạnh) của tỉnh từng bước nâng cao về năng suất và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, góp phần tăng nhanh tỷ lệ nông - lâm - thủy sản qua chế biến, hạn chế xuất thô.
- Việc áp dụng CNSH trong sản xuất thời gian qua đã được người dân quan tâm, đầu tư, ứng dụng CNSH rộng rãi trong nông nghiệp và nông thôn để sản xuất được một số sản phẩm chủ lực và có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh như sử dụng chế phẩm nấm xanh Ometar phòng trừ rầy nâu hại lúa; ứng dụng một số chế phẩm sinh học để phân hủy rơm rạ sau thu hoạch; sử dụng phân hữu cơ được ủ hoai có kết hợp nấm Trichoderma để bón cho tiêu nhằm nâng cao năng suất và cải thiện độ phì nhiêu của đất trồng tiêu; sử dụng giống khóm cấy mô sạch bệnh, giống có độ đồng đều cao trong sản xuất; ứng dụng một số chế phẩm sinh học như EM, Bokasa,... trong chăn nuôi heo, gà hạn chế mùi hôi và ô nhiễm; ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường nước nuôi tôm thâm canh nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng sức khỏe cho tôm nuôi; sử dụng CNSH nhân một số các dòng vi sinh có lợi trong sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh;...
- Hiện nay, hộ dân đã sử dụng hầm vệ sinh tự hoại kết hợp sử dụng một số chế phẩm sinh học để xử lý; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hầu hết đều có hệ thống xử lý chất thải bằng sinh học đáp ứng tiêu chuẩn của ngành; trong sản xuất nông nghiệp việc người dân đã biết áp dụng các chế phẩm vi sinh để phân hủy rơm rạ, trả lại mùn bã hữu cơ cho đồng ruộng, tăng độ màu mỡ cho đất, hạn chế ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).
- Trong lĩnh vực y tế, tỉnh đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu, điều chế một số loại thuốc từ các nguồn dược liệu của địa phương, từ việc lên men hay ứng dụng công nghệ trong điều chế các vị thuốc y học cổ truyền (chiết xuất các dược chất chính trong: Cây dây gắm, mật nhân, thiên niên kiện, nghệ đen,...) bước đầu đã có những kết quả rất khả quan.
Nhìn chung, tỉnh Kiên Giang đang từng bước nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trong đó có việc ứng dụng và nghiên cứu phát triển CNSH theo mục tiêu của Chỉ thị số 50-CT/TW và các văn bản cụ thể hóa của tỉnh, hướng đến xây dựng nền công nghiệp sinh học đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực, trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất của người dân và từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm sản xuất, nhất là các sản phẩm chủ lực của tỉnh.
1.2. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển CNSH:
* Về ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả CNSH vào sản xuất và đời sống trong các lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường:
- Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp:
Trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã thực hiện chương trình nghiên cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, đến nay đã chọn tạo và sản xuất được nhiều giống lúa, cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao.
+ Về giống lúa: Trung tâm Giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp (gọi tắt là Trung tâm Giống) đã ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chọn tạo giống lúa hiện nay như nuôi cấy mô, nuôi cấy túi phấn; đột biến gen (hóa chất, vật lý); biến dị Soma; lai đa dòng; ứng dụng marker phân tử để chọn những cá thể, dòng có gen đáp ứng yêu cầu (thơm, chất lượng cao, chống chịu mặn, chống chịu sâu bệnh, năng suất cao,...). Năm 2013, Trung tâm Giống đã thực hiện lai 50 tổ hợp, tập trung theo hướng nâng cao phẩm chất gạo, chống chịu mặn khá, có dạng hình lý tưởng và chống chịu sâu bệnh tốt; đã chọn được trên 10 dòng thuần tương đối ổn định và 100 cá thể ở các thế hệ F4, F6. Các dòng thuần và cá thể được chọn có khả năng chống chịu sâu bệnh khá, cứng cây, đẻ nhánh mạnh, lá dòng đứng, bông chùm, hạt dài không có râu, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cá thể cao. Sau đó, 2014 đơn vị đã gửi khảo nghiệm quốc gia 03 giống GKG4, GKG5, GKG12. Đặc biệt đơn vị đã thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ của Cục Trồng trọt cho phép sản xuất thử 02 giống GKG8 và GKG9 ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
+ Về giống các cây trồng khác: Trung tâm Giống còn nghiên cứu phát triển nguồn giống nuôi cấy mô cung ứng giống khóm Tắc Cậu, chuối xiêm, chuối Nam Mỹ cho người dân. Một số giống cây cảnh đẹp, quý hiếm đã được Trung tâm đầu tư, nghiên cứu nuôi cấy mô, nhân giống cung ứng cho thị trường như lan Hồ Điệp, Thu Hải Đường, Cát Tường, Hồng Môn, Nhất Chi Mai, Dạ Yên Thảo, Cúc Đồng Tiền,...
+ Về giống vật nuôi: Heo: Thông qua chương trình CNSH, Trung tâm Giống đã lai, tạo các giống heo Yorkshire, Landrace, Duroc, York-Land, Pietrian, Pi-Du cung cấp heo giống và tinh giống cho các chương trình trình diễn và nông dân trong tỉnh. Heo giống xuất bán khỏe mạnh, ít bệnh, thích nghi cao với điều kiện sinh thái của tỉnh, cải thiện chất lượng đàn giống, góp phần nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi heo của địa phương. Bò: Chủ yếu lai Sind, lai Brahman, lai Charolaise, lai Limousine, lai Drought master. Các giống bê lai có trọng lượng sơ sinh cao và tăng trọng nhanh. Gà: Gà nòi chân vàng, gà Đông Tảo, gà Ri, gà Tàu vàng, gà Tam hoàng, gà H’mong, gà Sao có chất lượng cao, thích nghi điều kiện địa phương để làm đàn gà giống. Chó: Sử dụng công nghệ di truyền riêng bộ genome của chó Phú Quốc - một trong những giống đặc hữu của tỉnh Kiên Giang. Bên cạnh đó cũng được đầu tư nghiên cứu các đặc điểm di truyền, hình thái, dinh dưỡng, sản xuất giống nhằm duy trì và bảo tồn loài động vật quý hiếm này. Các loài thủy sản: Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã làm chủ được công nghệ nhân giống một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá đồng toàn cái, cá trê suối Phú Quốc, cá sặc rằn, cá bóp, cua biển, ghẹ,...
Với chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt, triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ, trong đó có các đề tài, dự án triển khai, ứng dụng CNSH. Từ năm 2006 đến nay, tỉnh Kiên Giang đã triển khai 86 đề tài, dự án, trong đó có 36 đề tài, dự án liên quan đến ứng dụng, nghiên cứu phát triển CNSH phục vụ sản xuất của người dân.
Trong thời gian qua, tỉnh Kiên Giang bên cạnh đầu tư nghiên cứu nâng cao độ phì nhiêu của đất trồng tiêu bằng phương pháp bón phân hữu cơ, đã sản xuất tiêu Phú Quốc theo hướng GlobalGAP và được cấp chứng nhận GlobalGAP. Ngoài ra, đề tài “Nghiên cứu áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP vào sản xuất khoai lang tại xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang” thực hiện từ năm 2009 - 2011; dự án “Xây dựng quy trình sản xuất lúa Một bụi theo hướng VietGAP” thực hiện từ năm 2010 - 2012,... đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì và bảo tồn một số giống cây đặc sản của tỉnh.
Bên cạnh đó, những tiến bộ CNSH hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản qua việc chẩn đoán và điều trị bệnh bằng phương pháp phân lập, PCR, kháng sinh đồ,...; bổ sung các chế phẩm vi sinh vào thức ăn nhằm tăng cường sức khỏe cho tôm, cá nuôi, sử dụng các chế phẩm vi sinh để cải tạo môi trường nước, đáy ao nuôi;...
- Trong lĩnh vực y dược:
Với mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, tỉnh Kiên Giang đã đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại trong các dịch vụ khám chữa bệnh. Từ năm 2006 - 2011, tỉnh đã triển khai Dự án Hỗ trợ y tế đồng bằng sông Cửu Long tại Kiên Giang nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực của hệ thống y tế tỉnh, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Trong thời gian qua, nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực CNSH đã được ứng dụng thành công, đặc biệt là trong sản xuất thuốc, trong chẩn đoán bệnh, phân tích miễn dịch, định vị các khối u, xác định sự có mặt của các loại vi khuẩn khác nhau,... Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, các cán bộ ngành y tế của tỉnh còn đầu tư nghiên cứu, học hỏi các quy trình kỹ thuật mới, tiên tiến, ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong khám và điều trị bệnh cho nhân dân thể hiện qua việc triển khai nghiên cứu các đề tài khoa học và công nghệ về ứng dụng CNSH trong phòng trị bệnh. Qua đó, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của cán bộ y tế tỉnh, cũng như từng bước nâng cao tay nghề và hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân.
- Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường:
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời đại hiện nay là một vấn đề cấp thiết. Nhận thức được vấn đề này, từ lâu tỉnh Kiên Giang đã đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả CNSH trong bảo vệ môi trường. Những năm gần đây, việc ứng dụng các chế phẩm sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường đã được ứng dụng khá rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Năm 2007, tỉnh đã triển khai thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu ứng dụng CNSH xử lý rác khu dân cư tập trung cho thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang”. Kết quả đề tài đã ứng dụng thành công công nghệ A.B.T (phun chế phẩm P.MET) để xử lý rác thải sinh hoạt. Sau quá trình ủ, mùn bã hữu cơ được tái sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón và các sản phẩm khác. Cũng trong năm 2007, tỉnh triển khai đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng quy chuẩn thực hành nuôi tốt (GAP) cho đối tượng tôm sú nuôi thâm canh và bán thâm canh ở huyện Kiên Lương”, thành công của đề tài là nâng cao chất lượng sản phẩm tôm sú đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy chuẩn thực hành nuôi tốt đã góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước khu vực quy hoạch nuôi thủy sản của vùng.
Thông qua nghiên cứu, áp dụng chế phẩm sinh học EM Bokashi xử lý tro trấu thải, bùn thải của các nhà máy chế biến bột cá, kết quả chế phẩm trên với ưu điểm giá thành rẻ, cách sử dụng đơn giản, đạt hiệu quả cao nên có khả năng nhân rộng.
Bên cạnh đó, người dân trên địa bàn tỉnh đã có ý thức bảo vệ môi trường sống như: Sử dụng một số chế phẩm sinh học để hạn chế mùi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm; ủ phân hữu cơ từ các phụ phế phẩm nông nghiệp, phân gia súc để bón cho cây trồng; sử dụng lò đốt rác tập trung; sử dụng chế phẩm sinh học để phân hủy rơm rạ thay cho việc đốt đồng lâu nay; xử lý nước thải, bùn thải bằng biện pháp hiếu khí, yếm khí có bổ sung men vi sinh;...
* Về xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho CNSH:
- Về đào tạo nguồn nhân lực:
Trong lĩnh vực y tế, từ năm 2006 - 2011, tỉnh đã triển khai Dự án Hỗ trợ y tế đồng bằng sông Cửu Long tại Kiên Giang nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực của hệ thống y tế tỉnh, tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế với công nghệ cao, bao gồm CNSH có chất lượng với chi phí hợp lý cho người dân, đặc biệt là người nghèo và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự án đã đào tạo tổng số 843 học viên, trong đó sau đại học (thạc sỹ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2) là 207 học viên; đại học (bác sỹ, dược sỹ, cử nhân điều dưỡng, cử nhân nữ hộ sinh, cử nhân kỹ thuật viên y học, cử nhân y tế) là 100 học viên; đào tạo ngắn hạn gửi tuyến trên là 93 học viên; đào tạo ngắn hạn tại tỉnh là 536 học viên. Các học viên sau khi được đào tạo đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu vị trí việc làm của mình.
Trong khuôn khổ các đề tài, dự án khoa học và công nghệ triển khai trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong các đề tài, dự án, giúp cán bộ kỹ thuật và người dân nắm bắt các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng có hiệu quả vào thực tế sản xuất, đa số các đề tài, dự án đều có nội dung đào tạo, tập huấn. Qua đó, đã góp phần đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, CNSH vào sản xuất. Có thể kể đến một số đề tài, dự án sau: (1) Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ các loại nấm tại tỉnh Kiên Giang” đã đào tạo 04 kỹ thuật viên có khả năng nhân giống cấp 1, 2, 3, sản xuất bịch phôi một số loại nấm ăn và dược liệu để cung ứng cho sản xuất; (2) Dự án “Hoàn thiện quy trình sản xuất một số loại nấm tại tỉnh Kiên Giang” đã đào tạo 04 kỹ thuật viên nắm vững quy trình và tự phân lập được giống gốc các loài nấm linh chi đỏ, bào ngư trắng, bào ngư Nhật, bào ngư xám, mèo, rơm. Trên cơ sở đó, các kỹ thuật viên tự nhân giống và cung ứng phôi cho người dân, từ đó nghề trồng nấm của địa phương ngày càng được nhân rộng; (3) Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi chuyên cua và nuôi cua xen tôm sú dưới tán rừng phòng hộ tại 2 huyện An Minh và An Biên tỉnh Kiên Giang” đã đào tạo 06 kỹ thuật viên nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi, các biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả, các biện pháp xử lý môi trường nuôi không gây ô nhiễm; (4) Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi sò huyết trong điều kiện biến đổi khí hậu ven biển vùng U Minh Thượng” đã đào tạo 6 kỹ thuật viên nắm vững quy trình kỹ thuật nuôi sò huyết, cách chọn giống, các biện pháp kỹ thuật phòng, tránh bệnh,...; (5) Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Kiên Giang” đã đào tạo 10 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình trồng một số loại rau ngoài trời và trong vòm che thấp với kỹ thuật trồng và quản lý hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sản xuất rau theo VietGAP;... Ngoài đào tạo kỹ thuật viên, trong từng đề tài, dự án cũng đã triển khai tập huấn cho nông dân trong vùng triển khai đề tài, dự án, với quy mô khoảng 50 đến 200 nông dân tham dự. Nhìn chung, thông qua công tác đào tạo, tập huấn cho kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật và nông dân trong từng đề tài, dự án đã góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ cho tỉnh và từng bước giúp người dân tiếp cận với các quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, trong đó có việc ứng dụng CNSH trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
- Về đầu tư phát triển nguồn vật lực:
Sở Khoa học và Công nghệ được giao chủ trì xây dựng Chương trình tăng cường trang thiết bị và phòng phân tích thử nghiệm về CNSH của tỉnh. Giai đoạn 2008 - 2013, ngân sách tỉnh đã đầu tư một số dự án tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, trạm trại phục vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong tỉnh với tổng mức đầu tư là 94,049 tỷ đồng, trong đó đầu tư trực tiếp cho các trang thiết bị thí nghiệm là 42,606 tỷ đồng. Chủ yếu tập trung đầu tư nâng cấp, trang bị mới cho phân tích, kiểm nghiệm, xây dựng mô hình sản xuất các giống nấm, sản xuất rau, lúa theo VietGAP, GlobalGAP,... cho ứng dụng và chuyển giao công nghệ tỉnh; đầu tư nâng cấp, trang bị mới các trang thiết bị nâng cao năng lực kiểm nghiệm và sản xuất giống thủy sản,...
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh đã được đầu tư hệ thống các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được yêu cầu sản xuất và có thể phân tích được tổng số trên 136 chỉ tiêu (hóa lý và vi sinh) về lĩnh vực môi trường, không khí, đất, nước, phân bón, vôi bột, thực phẩm các loại, độc tố trong thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nước mắm, nước chấm,... Một số trang thiết bị được đầu tư gồm: Nồi hấp tiệt trùng, máy đánh siêu âm gia nhiệt, máy bơm hút chân không, máy lấy mẫu khí/bụi, máy UV-VIS, máy lọc nước siêu sạch, thiết bị phá mẫu Kjeldahl 6 chỗ, máy dập mẫu vi sinh, máy sắc ký lỏng HPLC, máy sắc ký lỏng LC/MSMS, tủ cấy vi sinh cấp 2, máy hút khí độc, thiết bị sinh khí nitơ LC/MS/MS,... Các trang thiết bị vận hành tốt, các kỹ thuật viên đã sử dụng thành thạo các thiết bị này.
Trung tâm Giống tỉnh cũng được đầu tư hệ thống các trang thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu, sản xuất như: Hệ thống máy Real time PCR 5 màu, máy luân nhiệt PCR gradient, máy quang phổ định lượng acid nucleic/protein, máy ly tâm lạnh/thường, tủ thao tác PCR, hệ thống chụp ảnh gel, máy lắc nhuộm gel, tủ trữ lạnh mẫu, tủ hút khí độc có ống dẫn,... Hiện các trang thiết bị hoạt động tốt, kỹ thuật viên vận hành được đào tạo, tập huấn và sử dụng thành thạo các trang thiết bị trên.
Trung tâm Khuyến nông tỉnh được đầu tư cho các trại sản xuất giống Thứ 6 Biển, trại Ba Hòn cùng một số trang thiết bị phục vụ quá trình kiểm tra, thực nghiệm sản xuất giống một số loài thủy sản đặc hữu có giá trị kinh tế cao của tỉnh như hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn có sử dụng các vi sinh vật chuyển hóa đạm, nhằm hạn chế thay nước, tăng năng suất nuôi, nâng cao chất lượng thủy sản,...
Ngoài ra, Dự án Hỗ trợ y tế đồng bằng sông Cửu Long tại Kiên Giang còn hỗ trợ lĩnh vực y tế dự phòng, cung cấp trang thiết bị cho các phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và tăng cường hệ thống thông tin, giám sát, kiểm soát dịch bệnh. Với hệ thống trang thiết bị được đầu tư, hiện nay Trung tâm đã đủ khả năng kiểm soát bệnh dịch, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và phát triển hệ thống phối hợp giám sát dịch bệnh trong vùng.
Từ những kết quả bước đầu về ứng dụng và phát triển CNSH trong sản xuất và đời sống, trong thời gian tới tỉnh Kiên Giang tiếp tục xây dựng và phát triển CNSH thông qua các quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu ứng dụng CNSH nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe, phát triển nông nghiệp và nông thôn, nuôi trồng thủy sản, chế biến nông lâm thủy sản, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.3. Tình hình phát triển CNSH của tỉnh trong thời gian qua:
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, việc phát triển và ứng dụng CNSH trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và công nghiệp chế biến, y dược của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có một số công ty sản xuất các chế phẩm, phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh giúp cải tạo đất phèn, mặn, nâng cao độ phì nhiêu của đất, giúp cây trồng phát triển nhanh; cải tạo môi trường nước nuôi thủy sản, giúp ổn định và giảm ô nhiễm môi trường nước, tăng sức khỏe tôm cá như Công ty TNHH MTV Nông Lâm nghiệp Kiên Giang, Công ty TNHH Thanh Xuân (nhà máy phân bón Đại Nông Kiên Giang), Công ty Cổ phần Thiên Giang,... Hiện nay các chế phẩm của các công ty này đang được người dân sử dụng phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ có các công ty, doanh nghiệp sản xuất được các chế phẩm vi sinh mà người dân đã tự ý thức và sản xuất được một số chế phẩm sinh học như nấm xanh Ometar đề phòng trừ rầy nâu, ủ phân hữu cơ từ các phụ phế phẩm nông nghiệp có rải men vi sinh EM hay Tricoderma,...
Cùng với Chỉ thị số 50-CT/TW, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã đề ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy Kiên Giang đã xây dựng Chương trình hành động số 36-CTr/TU ngày 27/02/2013 thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW và được Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa trong Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 05/3/2014 đưa vào triển khai thực hiện. Trong đó, định hướng một trong những nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu trong giai đoạn tới của tỉnh là đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao CNSH, cung cấp các giống cây trồng, vật nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường. Cụ thể hơn, bằng việc xây dựng Chương trình nghiên cứu ứng dụng CNSH và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến 2020 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện. Trên cơ sở đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã trình UBND tỉnh phê duyệt Chương trình nghiên cứu ứng dụng CNSH và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đến 2020 và đưa vào triển khai thực hiện trong thời gian tới. Hiện đang tham mưu UBND tỉnh thực hiện dự án nuôi tôm chân trắng lót bạt 02 giai đoạn, sử dụng CNSH để tiết kiệm nước, năng suất trên 32 tấn/ha.
1.4. Đóng góp của CNSH trong thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh:
Thông qua kết quả triển khai Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Chương trình hành động số 64-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 16/KH-UBND của UBND tỉnh đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc tuyển chọn thành công các giống cây, con góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và luôn bảo đảm tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2014, việc ứng dụng CNSH đã đóng góp vào thành phần kinh tế thuộc khu vực I (nông - lâm - ngư) chiếm 37,71%, đóng góp cao nhất trong cơ cấu các khu vực kinh tế (giá trị GDP toàn tỉnh năm 2014: 66.111,20 tỷ đồng). Trong đó, sản lượng lúa đạt đến 4.552,00 nghìn tấn (đứng đầu cả nước), năng suất bình quân 6 tấn/ha. Đặc biệt, tỷ lệ lúa chất lượng cao chiếm đến 64%. Ngoài ra, các đối tượng cây trồng khác cũng chiếm số lượng đáng kể: Khoai lang 200,5 tấn, mía 365.450 tấn, tiêu 510,0 tấn, khóm 114.377,0 tấn, tôm nuôi 51.430,0 tấn,... Ngoài ra, thông qua các lĩnh vực về xử lý môi trường, y tế, còn góp phần xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho CNSH, đào tạo nguồn nhân lực,... đã tạo điều kiện nâng dần mặt bằng xã hội địa phương ngày càng văn minh hiện đại hơn.
- Hạn chế, yếu kém:
+ Công tác quán triệt, triển khai Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư và các văn bản của trung ương, của tỉnh tại một số đơn vị đã được triển khai nhưng đến nay việc triển khai ứng dụng CNSH trên địa bàn tỉnh còn rời rạc, chưa đồng bộ, thiếu gắn kết, sản phẩm từ kết quả ứng dụng CNSH chưa mang tính cạnh tranh.
+ Mặc dù đã có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất thực tế; sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành hữu quan, các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh còn thiếu đồng bộ, chưa áp dụng nhiều thành tựu mới trong lĩnh vực CNSH trong nước và thế giới vào sản xuất và đời sống; thông tin về CNSH chưa nhiều, chưa được phổ biến rộng rãi và thường xuyên. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, địa phương trong tỉnh trong việc sử dụng nguồn nhân lực, trang thiết bị, xây dựng và triển khai các chương trình nghiên cứu, ứng dụng CNSH. Mặt khác, các nguồn vốn đầu tư nghiên cứu và phát triển CNSH còn hạn hẹp, chưa có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia, nghiên cứu ứng dụng CNSH trong chọn tạo và nhân giống, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy sản, sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và phổ biến các tiến bộ kỹ thuật về CNSH trên địa bàn.
+ Tuy tỉnh đã có chính sách về sử dụng, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập và chưa phát huy hết tác dụng, đội ngũ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực CNSH còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, thiếu kinh phí để hoạt động. Chưa có chính sách đào tạo, sử dụng và thu hút nhân lực nghiên cứu ứng dụng CNSH riêng cho tỉnh.
- Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém:
+ Nhận thức về vai trò CNSH đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội ở một số đơn vị, ban, ngành từng lúc, từng nơi chưa được quán triệt một cách sâu rộng.
+ Với điều kiện về cơ sở vật chất và chuyên môn hiện có, việc tiếp cận và năng lực triển khai các chương trình, đề án tại một số đơn vị có phần lúng túng.
+ Công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực nhìn chung còn dàn trãi, chưa tập trung. Đa số các cơ quan đơn vị chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên trách đảm nhận các nhiệm vụ triển khai các đề tài, dự án về CNSH dẫn đến chất lượng thực hiện một số nhiệm vụ chưa cao.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNSH; xác định CNSH là công cụ hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh; ứng dụng rộng rãi những thành tựu CNSH; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNSH nhằm đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh bền vững của tỉnh.
2.1. Giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Ứng dụng CNSH sản xuất các giống cây, con nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cây trồng và vật nuôi. Đến năm 2020, tạo ra sản phẩm mới bằng CNSH, trên 65% giống tốt đáp ứng nhu cầu cây trồng và trên 50% giống tốt cho nhu cầu vật nuôi. Ứng dụng CNSH trong chọn tạo giống chất lượng cao phục vụ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp trên các nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh, có 02 sản phẩm địa phương thuộc danh mục sản phẩm quốc gia và đạt trên 200.000 ha gieo trồng lúa/năm; 10.000 ha/năm nuôi tôm công nghiệp. Chọn tạo trên 12 giống cây trồng có hiệu quả kinh tế cao gồm các giống lúa cao sản, chịu phèn, mặn, kháng sâu, bệnh; các giống lúa đặc sản của địa phương; giống cây công nghiệp (tiêu, khóm, dừa, mía,..); giống cây ăn quả, củ đặc hữu của địa phương; giống rau màu, dược liệu quý. Chọn tạo trên 10 giống gia súc, gia cầm, giống thủy sản nước mặn, lợ, ngọt có giá trị kinh tế cao,...
- Chuyển giao kỹ thuật trên 70% các kết quả nghiên cứu về CNSH, xây dựng các mô hình sản xuất giống cây, con phù hợp với đặc thù từng vùng sinh thái. Sản xuất trên 03 phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm sinh học từ các phế phẩm nông nghiệp, than bùn,...chất lượng cao nhằm cải tạo môi trường đất, nước, phục vụ phát triển nông - lâm - thủy sản. Trồng và chế biến một số loại thuốc nam bằng nguyên liệu địa phương chữa đa số các bệnh thông thường cho nhân dân. Nghiên cứu xây dựng và triển khai trên 04 quy trình ứng dụng vi sinh vật và enzym trong chế biến thực phẩm, dược phẩm.
- Gắn nghiên cứu ứng dụng CNSH với sản xuất trên cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu ứng dụng CNSH đồng bộ từ khâu sản xuất giống đến chế biến sản phẩm cho từng đối tượng cây trồng vật nuôi thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công...; phát động phong trào ứng dụng rộng rãi CNSH trong nông nghiệp nông thôn. Trên 70% sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh được xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể, trong đó có một số giống lúa đặc sản tỉnh, gắn kết tạo sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát dư lượng, hóa chất trong sản phẩm.
- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm nông - lâm - thủy sản. Trên 15 sản phẩm đạt và duy trì theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,...
- Áp dụng hầu hết các công đoạn cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, thân thiện môi trường.
2.2. Định hướng đến 2025:
- Phát triển CNSH đạt trình độ ngang bằng các tỉnh trong khu vực. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực nghiên cứu và ứng dụng CNSH phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Hợp tác liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, tiếp thu và nắm bắt công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ protein và enzym, công nghệ lên men, phục vụ cho nghiên cứu ứng dụng CNSH trong các ngành kinh tế kỹ thuật.
- Chủ động hoàn toàn về ứng dụng CNSH chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, y tế, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản, bảo vệ môi trường, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Bên cạnh các định hướng chung trên, các mục tiêu cụ thể cho 2025 sẽ tăng thêm 10-15% so với năm 2020.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
- Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung các văn bản: Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 10/02/2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang và các văn bản liên quan đến công tác đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Đẩy mạnh và đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phát triển và ứng dụng CNSH. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương và cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của CNSH trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi, tiếp thu và ứng dụng CNSH vào sản xuất và đời sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Nâng cao vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tham gia tuyên truyền, vận động việc ứng dụng CNSH vào sản xuất, vào công tác bảo vệ môi trường, nhất là vấn đề xử lý chất thải; kịp thời phát hiện và yêu cầu xử lý, khắc phục đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNSH trong các chương trình trọng điểm của tỉnh, đặc biệt Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước các cấp trong lĩnh vực CNSH. Hình thành hệ thống chỉ đạo phát triển và ứng dụng CNSH thống nhất từ tỉnh đến huyện. Người đứng đầu các cấp, các ngành có liên quan trực tiếp chỉ đạo công tác phát triển và ứng dụng CNSH, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình CNH, HĐH.
- Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về cụ thể hóa các cơ chế, chính sách tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi theo cơ chế thị trường để khuyến khích phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, công nghiệp sinh học. Trong đó, chú trọng các cơ chế, chính sách tạo môi trường hấp dẫn, thuận lợi, khuyến khích phát triển CNSH để phát huy vai trò chủ lực của doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển thị trường CNSH; hỗ trợ các dự án nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm và khuyến khích sử dụng các sản phẩm CNSH có thương hiệu của tỉnh.
- Tham gia thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu mở về CNSH, xây dựng mạng lưới quản lý và kiểm định an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNSH phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, trong khai thác, bảo quản, chế biến, nuôi trồng thủy, hải sản để phát huy tiềm năng kinh tế biển của tỉnh. Đặc biệt trong việc tạo ra những bộ giống cây trồng và vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm an toàn sinh học.
- Ứng dụng và phát triển CNSH trong các ngành công nghiệp, nhất là trong công nghiệp dược, thực phẩm, phân bón, hóa mỹ phẩm,... để tạo ra các loại sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh ở trong và ngoài nước.
- Chú trọng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, nhất là CNSH trong xử lý môi trường để phát triển một nền kinh tế xanh, bền vững.
3. Đẩy mạnh xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho CNSH:
* Về phát triển nguồn nhân lực:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực CNSH đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng từ cấp tỉnh đến cấp huyện, nhất là nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý và sản xuất kinh doanh với cơ cấu phù hợp với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Có chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực CNSH về công tác tại tỉnh. Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ có trình độ gắn với nhu cầu thực tiễn của sản xuất và đời sống.
- Chủ động và thường xuyên nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ khoa học thuộc mọi trình độ về CNSH ở trong tỉnh. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho CNSH của tỉnh. Tiếp tục gửi người đi đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài bằng vốn ngân sách nhà nước. Ưu tiên đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên và đào tạo theo nhóm nghiên cứu về CNSH. Khuyến khích việc du học tự túc bậc học đại học, sau đại học về CNSH.
- Tổ chức đào tạo lại về CNSH cho các cán bộ khoa học kỹ thuật đang làm việc trong lĩnh vực CNSH nhưng trước đây chưa được đào tạo chuyên sâu về CNSH, đi đôi với việc tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNSH cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
- Ưu tiên tuyển chọn những đề tài, dự án có tham gia đào tạo sau đại học về CNSH cho người Kiên Giang.
* Về xây dựng, hoàn thiện mạng lưới tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Quy hoạch lại mạng lưới và định hướng hoạt động của các đơn vị nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNSH trên địa bàn tỉnh. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp hệ thống cơ sở nghiên cứu khoa học và đào tạo thuộc lĩnh vực CNSH; đầu tư đồng bộ, hiện đại các phòng thí nghiệm, các trung tâm đánh giá, kiểm định của tỉnh; rà soát, đánh giá các dự án đầu tư, phát triển thiết bị khoa học và công nghệ và phòng phân tích, thử nghiệm của tỉnh để tiếp tục đầu tư theo Chương trình hành động số 36-CTr/TU của Tỉnh ủy. Phát huy tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn có, xây dựng cơ chế chia sẻ dùng chung trang thiết bị kỹ thuật CNSH trong tỉnh để tăng cường năng lực nghiên cứu và ứng dụng CNSH vào sản xuất và đời sống.
- Tập trung đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật chuyên ngành cho một số tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm tiềm năng của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại, bảo đảm đến 2020 đạt trình độ tiên tiến của đồng bằng sông Cửu Long và trong nước, cụ thể: Nâng cấp Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh bảo đảm đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các công nghệ tiến bộ, đặc biệt là CNSH vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Nâng cấp các trại giống thủy sản trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh bảo đảm đủ năng lực ứng dụng và phát triển CNSH để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chọn, tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất giống thủy sản chất lượng cao phục vụ nhu cầu nội tỉnh. Nâng cấp Trung tâm Giống Nông - Lâm - Ngư nghiệp tỉnh bảo đảm đủ năng lực ứng dụng và phát triển CNSH để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về chọn, tạo, chuyển giao công nghệ và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao, phục vụ nhu cầu nội tỉnh và các tỉnh lân cận.
- Thành lập và đầu tư xây dựng mới đồng bộ, hiện đại cả về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho một số tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm mới, bảo đảm đến năm 2025 đạt trình độ tiên tiến, hiện đại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và tiên tiến ở trong nước, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề kinh tế - xã hội, đặc biệt là CNSH của tỉnh, cụ thể: Đầu tư xây dựng mới Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm ứng dụng CNSH (nằm trong khu đô thị khoa học và công nghệ Cửa Cạn - Phú Quốc) trực thuộc sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ, bảo đảm là đơn vị đầu ngành của tỉnh về nghiên cứu phát triển và chuyển giao ứng dụng các thành tựu CNSH vào hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế và môi trường. Hình thành và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ hoạt động các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Rạch Giá, Kiên Lương và Phú Quốc bảo đảm đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, các nhà đầu tư nhằm khai thác có hiệu quả tổng hợp kinh tế - xã hội và môi trường các vùng trong tỉnh.
- Đến năm 2020, tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ thành lập ít nhất 04 doanh nghiệp khoa học và công nghệ nhằm góp phần đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
* Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư phát triển và ứng dụng CNSH:
- Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn:
+ Ngân sách trung ương: Thông qua các chương trình, đề án về phát triển CNSH đã được Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành phê duyệt (Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020”; Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020”; Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020”; Quyết định số 3056/QĐ-BKHCN ngày 30/9/2011 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNSH”.
+ Ngân sách tỉnh: Theo kế hoạch hàng năm để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
+ Ngân sách cấp huyện: Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phân bổ, bố trí chi ngân sách của địa phương cho công tác ứng dụng CNSH phục vụ phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế.
- Tăng cường bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nhằm:
+ Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào thực vật và động vật trong tạo và nhân nhanh giống cây trồng và vật nuôi có ưu thế về năng suất, chất lượng; phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu.
+ Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ enzim - protein trong công nghiệp chế biến và đặc biệt là trong lĩnh vực miễn dịch học phân tử hướng đến phục vụ sản xuất vắc xin thế hệ mới và chế phẩm chẩn đoán.
+ Tập trung nghiên cứu, đánh giá và ứng dụng tài nguyên vi sinh vật; tạo chủng giống cao sản bằng công nghệ cao; nghiên cứu hoàn thiện, phát triển và ứng dụng các kỹ thuật lên men vi sinh vật trong sản xuất, phục vụ phát triển công nghiệp sinh học.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển CNSH: Nguồn từ các doanh nghiệp; hình thức công - tư (PPP); chủ động mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thu hút các nguồn đầu tư thông qua các chương trình, dự án phi Chính phủ,... cho phát triển CNSH; huy động nguồn kinh phí của các tổ chức khoa học, cá nhân, nhân dân,... thông qua đối ứng để thực hiện các nhiệm vụ CNSH.
4.1. Phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp:
Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp tục hoàn thiện chương trình nghiên cứu ứng dụng CNSH phục vụ tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Chú trọng bảo tồn và phát huy các nguồn gen quý bản địa; tạo các giống cây trồng, vật nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao và có khả năng chống chịu tốt với biến đổi khí hậu. Nhanh chóng đưa các quy trình công nghệ tiên tiến vào trồng trọt, chăn nuôi, khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy sản. Chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNSH trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe và đời sống của nhân dân. Từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng CNSH phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, cụ thể:
- Tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các vùng sinh thái cho phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh cao. Xây dựng vùng lúa chuyên canh tập trung chất lượng cao theo mô hình cánh đồng lớn theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm. Phát triển vùng cây ăn trái, sản xuất rau an toàn ở các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng ven đô thị, khu du lịch.
- Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất làm giảm chi phí sản xuất, tạo giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ đến người sản xuất. Nâng cao hiệu quả hoạt động và không ngừng phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã và kinh tế trang trại trong sản xuất nông nghiệp, làm chủ thể để liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ sản phẩm.
- Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ cơ chế chính sách, huy động được mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế để hỗ trợ người sản xuất kết nối, tiếp cận với dịch vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm để phát huy sức mạnh tổng hợp, đảm bảo sản xuất có hiệu quả và bền vững.
- Đẩy mạnh công tác phối hợp với các tỉnh trong khu vực để xây dựng, liên kết xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi, tập trung vào những đối tượng như cá, tôm nuôi và rau, quả... Đồng thời xây dựng và triển khai hệ thống siêu thị, cửa hàng, đại lý cung cấp sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch trên địa bàn tỉnh và các tỉnh trong khu vực, nhằm cung ứng ngày càng nhiều nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
- Xác định một số giống vật nuôi chủ lực và một số giống vật nuôi mới thích ứng với biến đổi khí hậu. Quy hoạch khu chăn nuôi tập trung áp dụng công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm an toàn (thị trường, trình độ kỹ thuật, điều kiện tự nhiên,...). Thử nghiệm trồng cây thức ăn gia súc thích nghi với biến đổi khí hậu và xây dựng khẩu phần thức ăn thích hợp cho từng đối tượng. Thành lập các tổ hợp tác trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi và từng bước gắn với chuỗi giá trị.
- Triển khai Đề án xây dựng và khuyến khích phát triển mô hình chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản (rau, quả, thịt, cá) đảm bảo an toàn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Dự án chăn nuôi gia cầm an toàn theo hướng VietGAP giai đoạn 2016 - 2020; xây dựng quy hoạch và triển khai mô hình sản xuất nông - lâm - thủy sản an toàn; hoàn thiện Đề án sản xuất rau an toàn đến năm 2020; hoàn thành và triển khai Đề án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, các quy định và cơ chế chính sách đặc thù của địa phương trong quản lý và hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm dựa trên các cơ chế chính sách pháp luật chung của nhà nước.
Đồng thời ưu tiên xây dựng và triển khai các dự án sau: Dự án nuôi tôm công nghiệp vùng Tứ giác Long Xuyên; Dự án nuôi tôm lúa bền vững vùng U Minh Thượng; Dự án canh tác lúa bền vững (VnSAT); Dự án phát triển cánh đồng lớn sản xuất lúa đến năm 2020; Dự án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Phú Quốc; Dự án phát triển trạm bơm điện quy mô vừa và nhỏ; Dự án thủy lợi ngọt hóa vùng U Minh Thượng; Dự án nâng cao năng lực sản xuất, quản lý giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; Dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản; Dự án đầu tư kho chứa nông sản, kho dự trữ thủy sản đông lạnh; Dự án khuyến nông tăng cường năng lực chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phát triển nông - lâm - thủy sản,...
Thực hiện Đề án ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao, tiết kiệm nước vào nuôi tôm công nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2017 - 2020; triển khai thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ vi sinh đạt chứng nhận VietGAP.
4.2. Trong lĩnh vực y tế và chế biến thực phẩm:
- Triển khai có hiệu quả chương trình nghiên cứu ứng dụng CNSH trong chế biến thực phẩm và y tế. Hoàn thiện chương trình nghiên cứu, ứng dụng CNSH phục vụ chăm sóc sức khỏe và chẩn đoán bệnh cho nhân dân. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào gốc trong chẩn đoán, giám định và điều trị các loại bệnh; bảo tồn và phát triển các vùng dược liệu phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học. Quan tâm bồi dưỡng kiến thức về CNSH cho đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực y tế và chế biến thực phẩm.
- Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH trong khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh, đặc biệt là Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang; Trung tâm Pháp y tỉnh Kiên Giang bảo đảm công tác giám định ADN. Phối hợp, hợp tác với các cơ sở y tế tuyến cao hơn như: Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Từ Dũ, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh,... để đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật, ứng dụng CNSH trong khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh, dịch. Tập trung ứng dụng CNSH vào một số hoạt động ưu tiên phát triển như:
+ Trong chẩn đoán các đột biến kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh, hỗ trợ cho việc quản lý và giám sát sự đề kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh.
+ Phục vụ cho công tác ghép tạng và trong công nghệ tế bào gốc, điều trị vô sinh.
+ Trong phòng bệnh như tiêm ngừa vắc-xin, xét nghiệm tìm virus, vi khuẩn,...
- Thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát triển vùng dược liệu của tỉnh, trong đó xây dựng mô hình các khu bảo tồn và phát triển cây thuốc, đặc biệt là Vườn Quốc gia Phú Quốc, Vườn Quốc gia U Minh Thượng, một số vùng thuộc hai huyện Kiên Lương và Kiên Hải trên cơ sở bảo đảm kết hợp hài hòa tính khả thi, hiệu quả, kinh tế, giảm thiểu việc cải tạo đất, di thực trồng các loại cây thuốc đại diện của tỉnh và kết hợp được hài hòa giữa bảo tồn nguyên vị (In-situ) và bảo tồn chuyển vị (Ex-situ) phục vụ tích cực cho yêu cầu học tập, nghiên cứu, du lịch, nghỉ dưỡng và cung ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc trong nước và xuất khẩu.
4.3. Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Tiếp tục hoàn thiện chương trình nghiên cứu ứng dụng CNSH phục vụ phát triển và bảo vệ môi trường. Tăng cường ứng dụng và chuyển giao các giải pháp CNSH, nhằm tạo ra một nền sản xuất sạch; xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm bền vững hệ sinh thái. Khuyến khích sản xuất và sử dụng năng lượng mới, năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, thân thiện với môi trường, cụ thể:
- Ưu tiên thực hiện các đề tài nghiên cứu ứng dụng CNSH để tạo ra các công nghệ, sản phẩm ứng dụng trong bảo vệ môi trường; triển khai có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy sản xuất, phát triển dịch vụ chuyển giao công nghệ, sử dụng sản phẩm sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Tăng cường tiềm lực cho việc phát triển CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa thiết bị cho các phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển CNSH và gắn với đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng và phát triển CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Liên kết, phối hợp giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu nhằm đào tạo nâng cao và đào tạo lại các cán bộ khoa học, quản lý và kỹ thuật viên thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn trong nước.
- Tăng cường hợp tác quốc tế để chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng các tiến bộ khoa học, CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hợp tác thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu nhằm phát triển nguồn nhân lực cũng như tiếp cận công nghệ tiên tiến về ứng dụng và phát triển CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài nhằm phát triển và ứng dụng CNSH trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4.4. Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức và giới thiệu các thành tựu ứng dụng CNSH trong sản xuất, đời sống và quốc phòng - an ninh.
Trong quốc phòng - an ninh, nhanh chóng làm chủ và đưa vào ứng dụng rộng rãi các sản phẩm CNSH, các quy trình công nghệ để phát hiện nhanh, chính xác, đối phó có hiệu quả các tác nhân sinh học được sử dụng trong phòng chống tội phạm, chiến tranh hoặc khủng bố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Nghiên cứu và ứng dụng CNSH trong phòng ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường đối với các chất thải nguy hại, đặc thù trong hoạt động quốc phòng - an ninh.
5. Nâng cao hiệu quả hợp tác trong và ngoài nước về CNSH:
- Chủ động xây dựng các chương trình, đề tài, dự án hợp tác với các nước có nền CNSH tiên tiến để trao đổi thông tin dữ liệu, tranh thủ kinh nghiệm, tiếp nhận tài trợ và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển CNSH của tỉnh.
- Nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức, cá nhân, các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài tỉnh nhằm tiếp cận và chuyển giao các công nghệ tiên tiến. Qua đó, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực CNSH trình độ cao.
- Xây dựng kế hoạch tham gia, tổ chức các hội thảo, chợ công nghệ nhằm giới thiệu các thành tựu trong lĩnh vực CNSH, tạo cơ hội giao lưu, hợp tác, kết nối cung cầu, thúc đẩy phát triển CNSH trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này. Tham mưu UBND tỉnh rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và ưu tiên đặt hàng, tuyển chọn các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan ứng dụng và phát triển CNSH.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và định kỳ hàng năm và giai đoạn báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Trường Đại học Kiên Giang,...
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và căn cứ mục tiêu, nội dung của kế hoạch tổ chức xây dựng và thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các chương trình, đề án, đề tài, dự án liên quan đến ứng dụng và phát triển CNSH.
- Tổ chức đặt hàng và tham gia các chương trình, quy hoạch, đề án, đề tài, dự án trọng điểm của tỉnh, vùng, quốc gia về phát triển và ứng dụng CNSH có liên quan.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính:
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các cơ quan liên quan cân đối, bố trí vốn trong kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch. Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ cho chương trình phát triển CNSH tỉnh.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang:
Tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch số 65-KH/TU ngày 10/02/2017 của Tỉnh ủy Kiên Giang về việc thực hiện Kết luận số 06-KL/TW ngày 01/9/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và Kế hoạch này. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về CNSH phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là các kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thủy sản, công nghiệp chế biến, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực CNSH, nêu gương các điển hình tiên tiến trong phát triển và ứng dụng CNSH ở các sở, ban, ngành, địa phương.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ vào Kế hoạch này xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phù hợp với tình hình của tỉnh và các địa phương; ưu tiên lồng ghép nội dung kế hoạch phát triển và ứng dụng CNSH vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của địa phương, định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Khoa học và Công nghệ).
- Chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch này đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và tầng lớp nhân dân. Chỉ đạo việc thực hiện tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật về phát triển và ứng dụng CNSH, đặc biệt ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, khu công nghiệp, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng kinh tế trọng điểm.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, cần sửa đổi, bổ sung, các sở, ban, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
- 2Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học (giai đoạn II) do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 3Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 06-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do tỉnh An Giang ban hành
- 4Quyết định 1186/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 5Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2017 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Kế hoạch 2771/KH-UBND năm 2017 về triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- 7Quyết định 1017/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 8Kế hoạch 1693/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 57-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 9Kế hoạch 2063/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 60-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW "về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do tỉnh Kon Tom ban hành
- 1Quyết định 188/2005/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 14/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 97/2007/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- 4Quyết định 14/2008/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 3056/QĐ-BKHCN năm 2011 sửa đổi tên, phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015: Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 1660/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2017 phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017-2020
- 8Quyết định 2532/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học (giai đoạn II) do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 9Kế hoạch 550/KH-UBND năm 2017 thực hiện Kết luận 06-KL/TW tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về "Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" do tỉnh An Giang ban hành
- 10Quyết định 1186/QĐ-UBND năm 2008 về phê duyệt Kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020
- 11Kế hoạch 2328/KH-UBND năm 2017 về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 12Kế hoạch 2771/KH-UBND năm 2017 về triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đến năm 2020 và phát triển công nghiệp sinh học đến năm 2030 tại địa bàn tỉnh Bến Tre
- 13Quyết định 1017/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 14Kế hoạch 1693/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 57-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW “về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững trong tình hình mới” do tỉnh Kon Tum ban hành
- 15Kế hoạch 2063/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình 60-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW "về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do tỉnh Kon Tom ban hành
Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Kế hoạch 65-KH/TU về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 101/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 30/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Mai Văn Huỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra