Hệ thống pháp luật

BỘ NGOẠI GIAO
******

 

Số: 08/2005/LPQT

Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2004 


Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ V­ương quốc Ma-rốc về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu đặc biệt có hiệu lực từ ngày 18 tháng 11 năm 2004./.

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
 



Nguyễn Hoàng Anh

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ V­VƯƠNG QUỐC MA-RỐC VỀ MIỄN THỊ THỰC CHO NGƯỜI MANG HỘ CHIẾU NGOẠI GIAO, HỘ CHIẾU CÔNG VỤ VÀ HỘ CHIẾU ĐẶC BIỆT.

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ V­ương quốc Ma-rốc, sau đây gọi là “các Bên ký kết”;

Với mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước và hợp tác song ph­ương trên mọi lĩnh vực;

Nhằm đơn giản hóa và tạo điều kiện cho các chuyến đi của công dân hai nước;

Đã thỏa thuận như sau:

Điều 1

1. Công dân Ma-rốc mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu đặc biệt còn giá trị được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam tối đa chín mư­ơi (90) ngày.

2. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được tạm trú trên lãnh thổ V­ương quốc Ma-rốc tối đa chín m­ươi (90) ngày.

3. Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Đại diện ngoại giao, hoặc cơ quan Lãnh sự của Bên ký kết mà người mang loại hộ chiếu quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này là công dân, Bên ký kết kia có thể gia hạn thời gian tạm trú cho người đó.

Điều 2.

1. Công dân của mỗi Bên ký kết mang các loại hộ chiếu được nêu tại Điều 1 của Hiệp định này, là thành viên cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của nước mình đóng trên lãnh thổ Bên ký kết kia hoặc đại diện của nước mình tại các tổ chức quốc tế có trụ sở tại lãnh thổ Bên ký kết kia được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú trên lãnh thổ Bên ký kết kia không quá chín mư­ơi (90) ngày. Trong thời gian này, những người nói trên phải hoàn tất các thủ tục đăng ký lưu trú cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia.

2. Những quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng cho thành viên gia đình của những người nói trên, bao gồm vợ, chồng, con, nếu họ mang một trong các loại hộ chiếu quy định tại Điều 1 của Hiệp định này.

Điều 3.

1. Hiệp định này không miễn cho những người mang các loại hộ chiếu kể trên nghĩa vụ tôn trọng luật, các quy định hiện hành và phong tục, tập quán của nước sở tại, bao gồm cả các hoạt động kiếm tiền và phải phù hợp với các điều ­ước quốc tế mà các Bên ký kết hoặc gia nhập.

2. Các Bên ký kết có quyền từ chối cho nhập cảnh hoặc rút ngắn thời hạn lưu trú của công dân Bên ký kết kia những người bị coi là không được hoan nghênh.

Điều 4.

1. Mỗi Bên ký kết có thể tạm đình chỉ một phần hoặc toàn bộ việc thi hành Hiệp định này vì lý do an ninh, trật tự công cộng hoặc y tế.

2. Việc tạm đình chỉ và chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành Hiệp định phải được thông báo ngay cho Bên ký kết kia qua đường ngoại giao.

Điều 5.

1. Qua đường ngoại giao, trong vòng 30 ngày trước khi Hiệp định có hiệu lực, các Bên ký kết sẽ trao cho nhau mẫu các loại hộ chiếu và giấy tờ đi lại có giá trị thay hộ chiếu đang sử dụng của nước mình.

2. Các Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau về bất cứ thay đổi nào đối với các loại hộ chiếu và giấy tờ đi lại có giá trị thay hộ chiếu hiện hành và chuyển cho nhau những mẫu mới các loại giấy tờ này ít nhất ba m­ươi (30) ngày trước khi đ­ưa vào sử dụng.

Điều 6.

1. Khi công dân của Bên ký kết này mất hộ chiếu trên lãnh thổ của Bên ký kết kia cần phải khai báo ngay với cơ quan Đại diện ngoại giao, hoặc cơ quan Lãnh sự của Bên ký kết mà họ là công dân và cơ quan liên quan của Bên ký kết kia về việc mất hộ chiếu. Cơ quan Đại diện ngoại giao hoặc cơ quan Lãnh sự của Bên ký kết mà người mất hộ chiếu là công dân, phù hợp với pháp luật nước mình sẽ cấp hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại mới cho người đó và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bên ký kết kia về việc hủy hộ chiếu cũ và cấp hộ chiếu mới.

2. Các Bên ký kết sẽ tạo điều kiện giúp đỡ và bảo vệ cần thiết đối với những công dân nói trên trong thời gian chờ được cấp giấy tờ đi lại mới.

Điều 7. Mọi vấn đề nảy sinh giữa các Bên ký kết trong quá trình giải thích và thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết thông qua đường ngoại giao.

Điều 8. Hiệp định này có thể được sửa đổi hoặc bổ sung theo thỏa thuận bằng văn bản của các Bên ký kết.

Điều 9.

1. Hiệp định có hiệu lực sau ba mư­ơi (30) ngày kể từ ngày ký và có giá trị vô thời hạn.

2. Mỗi Bên ký kết có thể hủy bỏ Hiệp định vào bất kỳ lúc nào bằng việc thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết kia qua đường ngoại giao và Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau sáu (06) tháng kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được thông báo về việc hủy bỏ này.

Làm tại Rabat ngày 18 tháng 11 năm 2004, thành hai (02) bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng ả Rập và tiếng Anh; các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự hiểu khác nhau, văn bản tiếng Anh được dùng làm căn cứ./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ
VƯƠNG QUỐC MA-RỐC
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO VÀ HỢP TÁC
 
 
 
 
Mohamed Benaissa

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VN
THỨ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
 
 
 
 
Nguyễn Phú Bình

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hiệp định số 08/2005/LPQT về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu đặc biệt giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ V­ương quốc Ma-rốc

  • Số hiệu: 08/2005/LPQT
  • Loại văn bản: Điều ước quốc tế
  • Ngày ban hành: 18/11/2004
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Nguyễn Phú Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 21
  • Ngày hiệu lực: 18/11/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản