Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1770/TCT-DNNN | Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2007 |
Kính gửi: Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
Trả lời công văn số 6021/CV-EVN-TCKT ngày 14/11/2006 và số 6595/CV-EVN-TCKT ngày 06/12/2006 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam về việc chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ) của Công ty cổ phần thủy điện Thác Bà, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) thì: Căn cứ Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ ban hành quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN, do đặc thù ngành điện, Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã xây dựng Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh. Ngày 24/5/1997, Bộ Tài chính đã có công văn số 1672 TC/TCDN, trong đó cũng đã đồng ý để Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành quy chế tài chính Tổng công ty tại công văn số 1517 ĐLVN/TC-KT ngày 28/4/1997; trong đó có nội dung về chi phí sửa chữa lớn.
Việc thay thế thiết bị, phụ tùng hoặc bộ phận tài sản đảm bảo đúng Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh của Tổng công ty và phù hợp với công nghệ hiện tại, đáp ứng yêu cầu sản xuất, truyền tải, phân phối điện thì thuộc hạng mục sửa chữa lớn TSCĐ.
Đối với các hạng mục sửa chữa lớn TSCĐ của Công ty thực hiện trong năm 2004, 2005 đều nằm trong danh mục TSCĐ của Công ty hiện tại đang quản lý và sử dụng. Các hạng mục sửa chữa lớn TSCĐ gồm:
1. Đại tu 4 máy cắt dầu 10,5 kV : 5.530.971.101 đồng;
2. Đại tu máy nén khí cao áp : 1.894.357.120 đồng;
3. Đại tu đường bộ Nhà máy : 637.636.363 đồng;
4. Đại tu cánh phải xả tràn số 2 : 107.853.504 đồng;
5. Đại tu xe ô tô Camry : 65.867.250 đồng;
6. Đại tu hệ thống cứu hỏa MBA T123 : 146.441.543 đồng
7. Các công trình khác : 2.801.522.414 đồng.
Tại Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính thì chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được xác định là chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
Tại khoản 13 Điều 2 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (Ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) quy định: “Sửa chữa TSCĐ: là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ”.
Tại khoản 2 Điều 7 Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ nêu trên quy định: “Các chi phí sửa chữa tài sản cố định được coi như khoản phí tổn và được hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong kỳ, nhưng tối đa không quá 3 năm…”.
Căn cứ vào các quy định trên thì toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (bao gồm cả chi phí sửa chữa lớn 7 hạng mục TSCĐ của Nhà máy thủy điện Thác Bà nêu trên), được xác định là chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế.
Tổng cục Thuế thông báo cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam biết để liên hệ với Cục Thuế tỉnh Yên Bái xem xét xác định cụ thể.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 2Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 128/2003/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn số 5366/TCT-HT về chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do Tổng cục Thuế ban hành
Công văn số 1770/TCT-DNNN của Tổng cục Thuế về chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định
- Số hiệu: 1770/TCT-DNNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 09/05/2007
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Phạm Văn Huyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/05/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra