Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 942/UBDT-ĐPI | Hà Nội, ngày 13 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh………………
Thực hiện Chương trình công tác năm 2021, Ủy ban Dân tộc thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (đối với các dân tộc thiểu số: Tày, Thái, Dao) hiện nay. Mục đính nhằm đánh giá thực hiện chính sách sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số; xác định những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân; các giải pháp và đề xuất kiến nghị thực hiện chính sách sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số.
Báo cáo đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số của địa phương (đề cương báo cáo kèm theo) gửi về Ủy ban Dân tộc trước ngày 30 tháng 7 năm 2021 (bản email: vudiaphuong1@cema.gov.vn; vytoanluan@cema.gov.vn).
Trân trọng./.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ (ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC: TÀY, THÁI, DAO)
(Kèm theo công văn số: 942/UBDT-ĐPI ngày 13 tháng 7 năm 2021 Ủy ban Dân tộc)
II. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ: TÀY, THÁI, DAO CỦA ĐỊA PHƯƠNG (đối với địa phương có các dân tộc thiểu số nêu trên)
1. Công tác chỉ đạo dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số của địa phương.
2. Thực trạng dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số: Tày, Thái, Dao trong hệ thống trường giáo dục phổ thông của địa phương.
- Quy định dạy và học tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Về dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số trong các trường lớp phổ thông thích hợp.
- Về chương trình học, giáo trình và sách giáo khoa cần thiết bằng chữ dân tộc.
- Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn giảng dạy xen kẽ chữ dân tộc với chữ phổ thông.
- Về chế độ thu hút và tạo điều kiện cho giáo viên dạy chữ dân tộc thiểu số.
- Trách nhiệm của các đơn vị, cơ sở giáo dục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số của địa phương.
3. Các hình thức dạy và học tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số trong cộng đồng (ngoài hệ thống trường giáo dục phổ thông).
4. Thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số: Tày, Thái, Dao trong các hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền
- Tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số đã được sử dụng trong các hoạt động văn hóa, trong sưu tầm các tác phẩm văn học dân gian, trong sáng tác văn học nghệ thuật.
- Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, khai thác, giới thiệu văn hóa, văn học nghệ thuật bằng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số.
- Ngành văn hóa thông tin trong phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, phát huy tác dụng bằng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số.
- Đài phát thanh, đài truyền hình địa phương phát sóng các chương trình bằng tiếng dân tộc thiểu số, thời lượng giới thiệu các loại hình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ bằng tiếng dân tộc thiểu số để phục vụ đồng bào,..
- Việc sử dụng đồng thời tiếng, chữ viết dân tộc thiểu số và tiếng, chữ viết phổ thông trong thông tin, giáo dục, truyền thông, triển lãm, thuyết minh phim,... vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Việc in và phát hành các loại văn hóa phẩm bằng chữ dân tộc thiểu số và bằng hai thứ chữ phổ thông và dân tộc thiểu số.
5. Thực trạng việc nghiên cứu, sưu tầm, khai thác kho tàng tư liệu chữ viết cổ các dân tộc thiểu số: Tày, Thái, Dao của địa phương.
6. Thực trạng đội ngũ, nghệ nhân, trí thức các dân tộc thiểu số trong nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số của địa phương hiện nay (đề nghị thống kê danh sách nghệ nhân, tri thức nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số của địa phương).
7. Về chủ trương cụ thể của địa phương chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết dân tộc thiểu số
- Về phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành việc nghiên cứu các chữ dân tộc thiểu số cổ, khai thác kho tàng tư liệu chữ cổ của các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Về nghiên cứu, cải tiến hoặc xây dựng bộ chữ mới của các dân tộc thiểu số tại địa phương.
- Chính sách khuyến khích của địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số.
- …
8. Tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số.
- …
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.
V. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN.
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH SỬ DỤNG TIẾNG NÓI, CHỮ VIẾT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ.
ỦY BAN DÂN TỘC./.
DANH SÁCH GỬI CÔNG VĂN CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG:
I. CÁC BỘ, NGÀNH
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch
3. Viện Khoa học - xã hội Việt Nam
4. Đài Truyền hình Việt Nam
5. Đài Tiếng nói Việt Nam
6. Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
7. Hội Nhà Văn Việt Nam.
II. CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Cao Bằng
2. Lạng Sơn
3. Bắc Kạn
4. Thái Nguyên
5. Tuyên Quang
6. Hà Giang
7. Lào Cai
8. Yên Bái
9. Lai Châu
10. Điện Biên
11. Sơn La
12. Hòa Bình
13. Thanh Hóa
14. Nghệ An./.
- 1Công văn 740/UBDT-PC năm 2021 đề xuất định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Công văn 825/UBDT-PC năm 2021 về phối hợp tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 425/QĐ-UBDT năm 2021 về kế hoạch tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", mã số CTDT/16-20 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 142/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 797/BGDĐT-GDDT năm 2022 thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 thực hiện chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Công văn 740/UBDT-PC năm 2021 đề xuất định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Công văn 825/UBDT-PC năm 2021 về phối hợp tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3Quyết định 425/QĐ-UBDT năm 2021 về kế hoạch tổng kết Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", mã số CTDT/16-20 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 4Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số Nghị định 82/2010/NĐ-CP quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Quyết định 142/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình "Nâng cao chất lượng dạy học các môn tiếng dân tộc thiểu số trong chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn 2021-2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 797/BGDĐT-GDDT năm 2022 thực hiện Quyết định 142/QĐ-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 thực hiện chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 942/UBDT-ĐPI năm 2021 về đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số do Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 942/UBDT-ĐPI
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/07/2021
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Y Thông
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra