Hệ thống pháp luật

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6479/BKHĐT-ĐTNN
V/v Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2021

 

Kính gửi:

- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, trên cơ sở báo cáo, đề xuất của các Bộ, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 như sau:

1. Việc thực hiện chương trình XTĐT từ đầu năm 2021 đến nay

1.1. Các hoạt động XTĐT nổi bật của các Bộ, ngành và địa phương

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ đã triển khai thực hiện các hoạt động: (i) xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách làm cơ sở pháp lý để thu hút và kêu gọi đầu tư vào ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; (ii) xây dựng định hướng thu hút đầu tư trong ngành, lĩnh vực quản lý; (iii) hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong tìm hiểu pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư, nghiên cứu, triển khai dự án; (iv) xây dựng các tài liệu ấn phẩm để quảng bá, giới thiệu môi trường đầu tư;....

b) Các địa phương: Một số hoạt động XTĐT nổi bật của các địa phương trong 6 tháng đầu năm 2021: (i) đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh môi trường đầu tư qua các kênh thông tin, kênh trực tuyến với nhiều hình thức khác nhau; (ii) tăng cường XTĐT tại chỗ thông qua tổ chức các cuộc đối thoại, thành lập Tổ công tác để kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; (iii) tập trung rà soát, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư giai đoạn 2021- 2025; (iv) xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động XTĐT; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng rút ngắn thời gian, minh bạch, công khai; (v) tổ chức Hội nghị XTĐT trực tuyến với đối tác lớn để thu hút và kết nối đầu tư...

1.2. Một số khó khăn, hạn chế

Việc triển khai hoạt động XTĐT trong 6 tháng đầu năm 2021 còn một số khó khăn, hạn chế: (i) nhiều hoạt động khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư tiếp tục bị trì hoãn2; (ii) hỗ trợ trực tuyến cho hoạt động đầu tư kinh doanh còn chậm trễ3; công tác chuyển đổi hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công, XTĐT trên nền tảng số chưa theo kịp xu thế chung; (iii) việc đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư chưa được giải quyết kịp thời, hiệu quả4; (iv) XTĐT còn thiếu sự chủ động, chưa có sự chuyển biến nhanh và mạnh mẽ để thích ứng với tình hình mới; (v) công tác trao đổi, kết nối với cộng đồng doanh nghiệp giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương còn hạn chế5.

2. Về chương trình XTĐT năm 2022 của các Bộ, ngành và địa phương

2.1. Xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

a) Nhận định và đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: mặc dù cũng gặp khó khăn chung như các nước do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng kết quả khảo sát của các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cho thấy phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản6, Hàn Quốc7, Hoa Kỳ8, Châu Âu9 đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ứng phó với dịch bệnh; tin tưởng Việt Nam sẽ sớm khống chế đợt dịch lần này; bày tỏ sự lạc quan vào khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2021-2022 và cam kết tiếp tục đầu tư, kinh doanh lâu dài: (i) Doanh nghiệp Châu Âu có 67% đánh giá tích cực về triển vọng môi trường kinh doanh Việt Nam; (ii) Doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ sự lạc quan vào khả năng kinh tế Việt Nam phục hồi sớm, 47% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam; (iii) Doanh nghiệp Hàn Quốc đều có kế hoạch đầu tư mới tại Việt Nam, trong đó, có 61,9% cam kết đầu tư mở rộng đầu tư; (iv) Phần lớn doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong việc ứng phó với dịch bệnh, tin tưởng Việt Nam sẽ sớm khống chế dịch bệnh.

Những tín hiệu tích cực này đã cho thấy sự lạc quan, tin tưởng về khả năng phục hồi phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của Việt Nam thời gian tới. Đồng thời, khẳng định Việt Nam vẫn sẽ là điểm đến đầu tư an toàn, hấp dẫn và tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

b) Nhu cầu tái cấu trúc, đa dạng hóa chuỗi sản xuất của các tập đoàn lớn để tránh mức thuế cao do xung đột thương mại và phân tán rủi ro được đẩy mạnh. Đây là cơ hội cho Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, có tên trong bản đồ các cơ sở sản xuất toàn cầu và thực tế đã hình thành một số vùng công nghiệp hỗ trợ để cung ứng chuỗi sản xuất cho các tập đoàn đa quốc gia10. Thêm vào đó, một số đối tác đầu tư lớn của Việt Nam có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào một thị trường, giảm thiểu rủi ro11.

c) Sự gián đoạn và đứt gãy chuỗi cung ứng: nhiều tập đoàn lớn đang thiếu hụt trên diện rộng chuỗi cung ứng cho sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử do: (i) các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với một số công ty công nghệ Trung Quốc; (ii) nhu cầu tiêu dùng các thiết bị điện tử (máy tính, máy chơi game,...) và phương tiện giao thông cá nhân (ô tô, xe điện,...) gia tăng ngoài dự đoán; (iii) nhu cầu về chất bán dẫn gia tăng, trong khi chuỗi sản xuất có nguy cơ đứt gãy; (iv) năng lực sản xuất của các doanh nghiệp chưa hồi phục do tác động của đại dịch. Đây là cơ hội cho việc chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài sang các nước có lợi thế về công nghiệp điện, điện tử đang kiểm soát tốt dịch bệnh, trong đó có Việt Nam.

d) Tác động tích cực của hội nhập quốc tế: các Hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới tạo cho Việt Nam trở thành địa điểm thu hút nhà đầu tư ngoài thị trường Châu Á truyền thống với các dự án quy mô lớn, chọn lọc, có hàm lượng công nghệ cao và cam kết chuyển giao công nghệ, tập trung vào kết nối chuỗi cung ứng với các tập đoàn đa quốc gia.

2.2. Định hướng chương trình XTĐT năm 2022

Trên cơ sở các bối cảnh và xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài, đề nghị các Bộ, địa phương tiếp tục bám sát các định hướng đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tại công văn số 3013/BKHĐT-ĐTNN ngày 20/5/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, trong quá trình triển khai, lưu ý thêm một số nội dung sau:

a) Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng; cải cách hành chính, nâng cao chỉ số PCI của địa phương;

b) Tăng cường liên kết giữa các Bộ ngành, giữa Bộ ngành với các địa phương trong thực hiện hoạt động XTĐT.

c) Các UBND cấp tỉnh rà soát, chuẩn bị các điều kiện để thu hút làn sóng ĐTNN (quỹ đất sạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nhà ở cho công nhân trong KCN).

d) Cập nhật danh mục dự án kêu gọi đầu tư phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2021-2025.

đ) Công tác nghiên cứu thị trường, đối tác cần chú trọng phân tích, đánh giá theo ngành, chuỗi cung ứng sản phẩm cụ thể mà địa phương có thế mạnh để có căn cứ xây dựng chương trình, hoạt động XTĐT cho thời gian tiếp theo. Khắc phục thực trạng chỉ đánh giá các thế mạnh sẵn có về tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực...

e) Các hoạt động XTĐT cần đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả và mang tính liên kết vùng; gắn kết với chương trình XTĐT quốc gia, các hoạt động XTĐT của các Bộ, ngành trung ương. Trong điều kiện ngân sách hạn chế, các địa phương cần tranh thủ các nguồn kinh phí xã hội hóa để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, vận động XTĐT ở trong nước và nước ngoài.

2.3. Về Chương trình XTĐT của các Bộ, địa phương và cách thức thực hiện

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến nhận xét về Chương trình XTĐT của từng cơ quan và gửi riêng tại Phụ lục kèm theo.

b) Một số lưu ý về cách thức thực hiện để các cơ quan rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: (i) rà soát, đảm bảo không trùng lắp với các hoạt động XTĐT của địa phương nhằm tiết kiệm ngân sách trong bối cảnh dịch và nâng cao hiệu quả công tác XTĐT; (ii) phân công nhiệm vụ XTĐT cho đơn vị cụ thể12.

- Các địa phương: (i) lưu ý về cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền gửi báo cáo chương trình XTĐT hàng năm13; (ii) thực hiện đúng quy định về biểu mẫu báo cáo14.

Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chương trình XTĐT năm 2022, đề nghị Quý Cơ quan nghiên cứu, hoàn thiện chương trình và triển khai thực hiện theo đúng quy định./.

Văn bản kèm theo:

Phụ lục ý kiến chi tiết về chương trình XTĐT của từng Bộ, cơ quan ngang bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Cục ĐTNN (3b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

PHỤ LỤC

GÓP Ý CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ NĂM 2022 CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ
(Kèm theo văn bản số 6479/BKHĐT-ĐTNN ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

STT

Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ

Số công văn

Ngày công văn

Đề xuất chương trình XTĐT

Ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

I. Các Bộ đề xuất thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư Quốc gia năm 2022

1

Bộ Ngoại giao

1848/BNG-THKT

28/5/2021

CT XTĐT Quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4143/BKHĐT-ĐTNN ngày 29/6/2021 góp ý đối với đề xuất chương trình XTĐT quốc gia.

2843/BNG-THKT

29/7/2021

CT XTĐT Quốc gia

2

Bộ Quốc phòng

2399/BQP-Kte

15/7/2021

CT XTĐT Quốc gia

3

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

2328/LĐTBXH-VL

20/7/2021

CT XTĐT Quốc gia

4

Bộ Công Thương

3305/BCT-XTTM

6/9/2021

CT XTĐT Quốc gia

4408/BCT-KH

23/7/2021

II. Các Bộ đề xuất thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư sử dụng ngân sách của Bộ năm 2022

1

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4179/BNN-KH

5/7/2021

CT XTĐT của Bộ

1. Đối với báo cáo đề xuất chương trình xúc tiến đầu tư, đề nghị Bộ NN&PTNT:

- Đánh giá sơ bộ hoạt động xúc tiến đầu tư 6 tháng đầu năm 2021;

- Bổ sung thêm các thông tin về CT XTĐT 2022 như lý do, sự cần thiết...;

- Bổ sung phần "Tổ chức thực hiện".

2. Đối với biểu tổng hợp dự kiến CT XTĐT, đề nghị:

- Điều chỉnh biểu tổng hợp theo đúng mẫu C.II.2 của Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT;

- Phân loại hoạt động theo đúng 8 nội dung đã được quy định tại Điều 88, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

3. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đề nghị Bộ NN&PTNT cân nhắc thực hiện các hội nghị, hội thảo và các sự kiện XTĐT theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

2

Bộ Xây dựng

2862/BXD-KHTC

22/7/2021

CT XTĐT của Bộ

1. Báo cáo của Bộ Xây dựng đã đầy đủ các nội dung theo quy định tại mẫu C.II.1 của Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT

2. Đề nghị Bộ Xây dựng:

- Bổ sung biểu tổng hợp dự kiến CT XTĐT theo đúng mẫu C.II.2 của Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT;

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đề nghị Bộ Xây dựng cân nhắc thực hiện các hội nghị, hội thảo và các sự kiện XTĐT theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

III. Các Bộ đề xuất thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư kết hợp sử dụng ngân sách của Bộ và ngân sách Quốc gia trong năm

1

Bộ Khoa học và Công nghệ

1544/BKHCN-ĐTG

6/15/2021

CT XTĐT của Bộ

1. Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầy đủ các nội dung theo quy định tại mẫu C.II.1 của Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT.

2. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cân nhắc thực hiện các hội nghị, hội thảo và các sự kiện XTĐT theo hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn phòng chống dịch.

1544/BCHCN-ĐTG

6/15/2021

CT XTĐT Quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4143/BKHĐT-ĐTNN ngày 29/6/2021 góp ý đối với đề xuất chương trình XTĐT quốc gia.

2

Bộ Thông tin và Truyền thông

1884/BTTT-HTQT

6/3/2021

CT XTĐT của Bộ

1. Bộ Thông tin và Truyền thông chưa có báo cáo về hoạt động XTĐT và dự kiến chương trình 2022 theo mẫu C.II.1 của Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông đã cung cấp biểu tổng hợp dự kiến CT XTĐT theo đúng mẫu C.II.2 của Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT.

Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông phân loại hoạt động theo đúng 8 nội dung đã được quy định tại Điều 88, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;

2616/BTTTT-HTQT

19/7/2021

CT XTĐT Quốc gia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 4143/BKHĐT-ĐTNN ngày 29/6/2021 góp ý đối với đề xuất chương trình XTĐT quốc gia.

IV. Các Bộ không đề xuất thực hiện Chương trình Xúc tiến đầu tư trong năm 2022

1

Bộ Công an

1734/BCA-H01

4/6/2021

Không có đề xuất

Trong năm 2022, nếu phát sinh các hoạt động XTĐT:

(i) Đối với hoạt động không sử dụng ngân sách Nhà nước: đề nghị thông báo với Sở KHĐT trước và sau khi tổ chức theo quy định tại Khoản 3 Điều 96 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP;

(ii) Đối với hoạt động có sử dụng ngân sách nhà nước: đề nghị gửi văn bản để thống nhất ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước khi gửi đề xuất kinh phí tới Bộ Tài chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 97 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

2

Bộ Giáo dục và Đào tạo

3025/BGDĐT-GDĐH

20/7/2021

Không có đề xuất

3

Bộ Giao thông vận tải

5716/BGTVT-HTQT

17/6/2021

Không có đề xuất

4

Bộ Nội vụ

2547/BNV-KHTC

31/5/2021

Không có đề xuất

5

Bộ Tài chính

5624/BTC-KHTC

31/5/2021

Không có đề xuất

6

Bộ Tài nguyên và Môi trường

3993/BTNMT-KHTC

19/7/2021

Không có đề xuất

7

Bộ Tư pháp

1704/BTP-KHTC

28/5/2021

Không có đề xuất

8

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2691/BVHTTDL-KHTC

30/7/2021

Không có đề xuất

9

Ngân hàng Nhà nước

4010/NDNN-TD

8/6/2021

Không có đề xuất

10

Thanh tra Chính phủ

1087/CV-TTCP

9/7/2021

Không có đề xuất

11

Ủy ban Dân tộc

620/UBDT-KHTC

26/5/2021

Không có đề xuất

V. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ không gửi văn bản đề xuất CT XTĐT

1

Bộ Y tế

 

 

 

 

2

Văn phòng Chính phủ

 

 

 

 

 



2 do chính sách phòng, chống dịch; điều kiện nhập cảnh và cách ly y tế của Việt Nam và các nước.

3 do hệ thống thông tin, dữ liệu, trong đó có dữ liệu về XTĐT chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc thực hiện dịch vụ hành chính công và hoạt động XTĐT trên nền tảng số.

4 Trong bối cảnh đại dịch, đa số các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có những chính sách, chiến lược nhằm thích ứng với tình hình mới (điều chỉnh quy mô sản xuất của nhà máy giữa các nước; nguồn nhân lực, trong đó có chuyên gia, kỹ thuật nước ngoài; nguồn cung về nguyên vật liệu...)

5 Dẫn đến chưa thực sự bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như đề xuất các giải pháp XTĐT tại chỗ phù hợp.

6 Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài do JETRO thực hiện.

7 Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) đối với 190 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam.

8 Khảo sát của Amcham Hà Nội

9 Tại Báo cáo chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của Eurocham.

10 Cụm dệt may ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh (cụm vệ tinh trong chuỗi giá trị toàn cầu); Khu phức hợp cơ khí ô tô Trường Hải tại khu kinh tế mở Chu Lai, tổ hợp sản xuất của các doanh nghiệp FDI lớn như Samsung (các khu công nghiệp tại Bắc Ninh, Thái Nguyên), LG (khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Hải Phòng), các doanh nghiệp Nhật Bản lớn (khu công nghiệp Thăng Long).

11 Nhật Bản có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp tái cấu trúc chuỗi cung ứng.

12 Đối với những Bộ không xây dựng chương trình XTĐT hàng năm, nếu có phát sinh hoạt động XTĐT thì cần gửi lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

13 Theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm gửi dự kiến chương trình XTĐT năm tiếp theo. Tuy nhiên, vẫn còn trường hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư ký gửi văn bản.

14 Tại Phụ lục C, Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 6479/BKHĐT-ĐTNN năm 2021 về Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

  • Số hiệu: 6479/BKHĐT-ĐTNN
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 24/09/2021
  • Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/09/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản