Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3064/BTP-TCTHADS | Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2014 |
Kính gửi: | Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long và Thành phố Hồ Chí Minh |
Thí điểm chế định Thừa phát lại là một giải pháp về cải cách Tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” và thể chế hóa tại Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội. Thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp mà Đề án đã xác định, như: Lựa chọn và phê duyệt Đề án thực hiện của các địa phương mở rộng thí điểm; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế; thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện; tổ chức các lớp tập huấn và bổ nhiệm Thừa phát lại, cấp Thẻ hành nghề Thừa phát lại cho các địa phương mở rộng thí điểm...
Tại cuộc họp ngày 19/3/2014, Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại ở Trung ương đã xác định: Trọng tâm của việc triển khai thí điểm trong thời gian tới là việc triển khai thực hiện tại các địa phương, vì vậy các địa phương cần có giải pháp chỉ đạo quyết liệt để nhanh chóng đưa các Văn phòng Thừa phát lại vào hoạt động một cách hiệu quả; trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương là tăng cường sự phối hợp, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của địa phương.
Bộ Tư pháp thấy rằng, việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền và Ban Chỉ đạo thí điểm chế định Thừa phát lại tại các địa phương là hết sức quan trọng, một trong những nhân tố quyết định việc thí điểm thành công.
Do thời gian thí điểm còn lại không nhiều (theo kế hoạch, tháng 10/2014 sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện và đến giữa năm 2015 phải tổ chức tổng kết để báo cáo Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2015); việc các Văn phòng Thừa phát lại chậm đi vào hoạt động và hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực hiện thí điểm chế định này. Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại và Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, theo chức năng, nhiệm vụ của mình, quan tâm, chỉ đạo các Ban, ngành, chính quyền các cấp trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ để nhanh chóng đưa các Văn phòng Thừa phát lại vào hoạt động có hiệu quả. Trong đó, tập trung vào một số công việc sau:
1. Ban hành chỉ thị về tăng cường sự phối hợp, trách nhiệm của Ban, ngành, các cấp chính quyền nhằm triển khai hiệu quả việc thí điểm chế định Thừa phát lại. Trong đó, cần xác định thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm đúng; các cơ quan thực hiện phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, của đơn vị mình.
2. Chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện tốt vai trò tham mưu trong việc quản lý về Thừa phát lại tại địa phương, phối hợp các cơ quan liên quan có biện pháp giúp các Văn phòng Thừa phát lại sớm ổn định tổ chức và đi vào hoạt động; giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của các Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Chỉ đạo tăng cường công tác quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Thừa phát lại, từ đó nêu cao trách nhiệm, phối hợp, hỗ trợ hoạt động của Thừa phát lại; giúp người dân biết và có thể dễ dàng tiếp cận với loại hình dịch vụ pháp lý này khi có nhu cầu.
4. Nghiên cứu, xem xét để có chính sách hỗ trợ đối với hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại như hỗ trợ việc bồi dưỡng tập huấn, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về Thừa phát lại... phù hợp với điều kiện của địa phương mình.
5. Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại kịp thời chỉ đạo, tham mưu, đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm chế định Thừa phát lại; định kỳ hàng quý tổ chức họp để đánh giá việc triển khai thực hiện và báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Trung ương.
Bộ Tư pháp mong tiếp tục nhận được sự quan lâm, chỉ đạo của cấp Ủy, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại các tỉnh, thành phố để thực hiện thành công chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Thông báo 6038/TB-BTP năm 2013 Kết luận của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Hội nghị Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 36/2012/QH13 và Quyết định 510/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
- 2Quyết định 2281/QĐ-BTP năm 203 phê duyệt Đề án Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Dương
- 3Công văn 138/TANDTC-KHTC năm 2014 hướng dẫn về thực hiện thí điểm Thừa phát lại do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 2498/QĐ-BTP năm 2013 Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điêm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hải Phòng"
- 5Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 6Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 1786/BTP-BTTP năm 2016 triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 về thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 8Công văn 4003/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nội dung trong hoạt động Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 9Công văn 3048/BTP-BTTP năm 2017 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 1Nghị quyết số 24/2008/QH12 về việc thi hành Luật Thi hành án dân sự do Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết 36/2012/QH13 tiếp tục thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 3Quyết định 510/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án "Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông báo 6038/TB-BTP năm 2013 Kết luận của Bộ trưởng Hà Hùng Cường tại Hội nghị Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 36/2012/QH13 và Quyết định 510/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại
- 5Quyết định 2281/QĐ-BTP năm 203 phê duyệt Đề án Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại tỉnh Bình Dương
- 6Công văn 138/TANDTC-KHTC năm 2014 hướng dẫn về thực hiện thí điểm Thừa phát lại do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 7Quyết định 2498/QĐ-BTP năm 2013 Phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điêm chế định Thừa phát lại tại thành phố Hải Phòng"
- 8Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 9Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 1786/BTP-BTTP năm 2016 triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 về thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Công văn 4003/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nội dung trong hoạt động Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 12Công văn 3048/BTP-BTTP năm 2017 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 3064/BTP-TCTHADS năm 2014 tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 3064/BTP-TCTHADS
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/07/2014
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Đinh Trung Tụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra