Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2290/GDĐT-PC
V/v báo cáo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 7 năm 2015

 

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện;
- Hiệu trưởng các Trường cao đẳng, TCCN;
- Hiệu trưởng các trường THPT;
- Giám đốc các Trung tâm GDTX;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.

Thực hiện Công văn số 3720/UBND-PCNC ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc triển khai thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015; Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Thủ trưởng đơn vị thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Nội dung phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Tiếp tục phổ biến các quy định của Hiến pháp năm 2013 có liên quan đến phòng, chống tham nhũng; Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành trong năm 2014, 2015; Quy định pháp luật về kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại; Luật Tố cáo; Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; Kinh nghiệm, gương điển hình về đấu tranh phòng, chống tham nhũng; các hoạt động phòng, chống tham nhũng khác được Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương triển khai.

2. Hình thức phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Ngành thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú như:

- Thực hiện việc giảng dạy tích hợp, lồng ghép pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào môn Giáo dục công dân ở các cơ sở giáo dục. Đối với các trường cao đẳng, TCCN trực thuộc, giáo viên triển khai lồng ghép các văn bản pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong môn học Giáo dục pháp luật và môn học Pháp luật đại cương;

- Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng vào các hoạt động sinh hoạt chính trị trong năm học;

- Công bố công khai thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại đơn vị;

- Xây dựng trang, chuyên mục phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên trang thông tin điện tử của trường;

- Tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, nói chuyện chuyên đề về các vấn đề pháp lý liên quan đến phòng, chống tham nhũng;

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

- Biểu dương, khen ngợi những tập thể, cá nhân có hành động tích cực về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, đơn vị.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2015.

3. Chế độ thông tin, báo cáo

Các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện các nội dung trên nghiêm túc, chất lượng, bảo đảm tiến độ và báo cáo (theo mẫu đính kèm) kết quả thực hiện gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Pháp chế) trước ngày 01 tháng 10 năm 2015 để Sở tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên hệ Phòng Pháp chế của Sở Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Giám đốc “để báo cáo”;
- Ủy ban nhân dân Thành phố;
- Sở Tư pháp;
- Lưu: VT, PC.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Bùi Thị Diễm Thu

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /BC-

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày    tháng     năm 20..

 

BÁO CÁO

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM ……….

Thực hiện văn bản số     /GDĐT-PC ngày…..tháng…..năm…….; của Phòng Pháp chế Sở Giáo dục và Đào tạo về việc …………………………………………......................; Sau khi rà soát, tổng hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo quận - huyện….....(hoặc trường THPT, hoặc Trung tâm GDTX) báo cáo …………………………………………………………………như sau:

1. Nội dung phổ biến

Nội dung phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng phải cụ thể, phù hợp với đối tượng được phổ biến và đảm bảo dựa trên các văn bản do Sở Giáo dục và Đào tạo đề ra.

2. Hình thức phổ biến

Các cơ quan, đơn vị chủ động lựa chọn hình thức phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng phù hợp với đối tượng, tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Đối tượng

Xác định rõ đối tượng được phổ biến bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh - sinh viên.

4. Kết quả đạt được

5. Thuận lợi, Khó khăn (nếu có)

 


Nơi nhận:

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 2290/GDĐT-PC về báo cáo thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2015 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 2290/GDĐT-PC
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 22/07/2015
  • Nơi ban hành: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Bùi Thị Diễm Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản