Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/CĐ-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2024 |
ĐẨY NHANH NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ NÂNG CẤP CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC ĐANG KHAI THÁC, ĐANG ĐẦU TƯ THEO QUY MÔ PHÂN KỲ[1]
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
| - Bộ trưởng các Bộ: Công an, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Đại hội XIII của Đảng đã xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một trong ba đột phá chiến lược, tạo không gian phát triển mới, động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đã đề ra mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc. Thời gian qua, Trung ương và địa phương đã rất quyết liệt triển khai các dự án xây dựng đường bộ cao tốc. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác gần 1.900km đường bộ cao tốc, đang nỗ lực phấn đấu để đến năm 2025 có trên 3.000 km đường bộ cao tốc.
Nhu cầu vốn cho đầu tư hệ thống đường bộ cao tốc rất lớn, trong khi nguồn lực còn hạn chế; nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, vùng, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương nghiên cứu, đề xuất đầu tư một số tuyến đường bộ cao tốc theo quy mô phân kỳ[2]. Việc sớm đưa vào khai thác các tuyến đường bộ cao tốc đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, việc vận hành các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ còn một số hạn chế như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông (như vụ tai nạn xảy ra ngày 18 tháng 02 năm 2024 trên tuyến đường bộ cao tốc Cam Lộ - La Sơn).
Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, cơ quan nghiên cứu, khắc phục các hạn chế này[3]. Để khẩn trương triển khai các giải pháp hiệu quả, kịp thời, khắc phục ngay các tồn tại, hạn chế, tăng cường an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả khai thác các tuyến đường bộ cao tốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu ngay các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, hiệu quả và kiểm soát tốt nhất các hoạt động giao thông để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân;
b) Chủ trì, phối hợp với ngay các địa phương liên quan khẩn trương nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư phân kỳ đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế, nhu cầu vận tải theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên; trong đổ tập trung đầu tư sớm nhất đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe. Đồng thời, rà soát bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tàng trên tuyến (như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ,...); báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2024;
c) Khẩn trương phối hợp với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo xây dựng, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc trong Quý I năm 2024[4], làm căn cứ tổ chức quy hoạch, thiết kế, quản lý đầu tư xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả đường bộ cao tốc;
d) Khẩn trương tổ chức nghiệm thu, quyết toán các dự án đầu tư đường bộ cao tốc có quy mô phân kỳ theo quy định để sớm thực hiện đầu tư, nâng cấp lên quy mô cao tốc hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đường bộ cao tốc;
đ) Chủ trì, phối hợp với các địa phương xác định phạm vi, ranh giới, diện tích đã giải phóng mặt bằng, diện tích tiếp tục phải giải phóng mặt bằng để thực hiện đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh, nhất là đối với các tuyến đường bộ cao tốc quy mô 2 làn xe.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã và đang đầu tư theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 3 năm 2024; phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải để rà soát, triển khai công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.
3. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) khẩn trương nghiên cứu, đề xuất phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang quản lý khai thác theo quy mô phân kỳ, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 15 tháng 3 năm 2024.
4. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề xuất bố trí nguồn vốn sớm thực hiện đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác theo quy mô phân kỳ.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo rà soát nhu cầu giải phóng mặt bằng, sử dụng đất rừng, đất lúa để kịp thời có kế hoạch thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy định, bảo đảm tiến độ đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc.
6. Bộ Công an chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các hành vi gây mất an toàn giao thông, vi phạm pháp luật về giao thông; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tiếp tục rà soát các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông để có phương án kịp thời khắc phục, hạn chế tối đa các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra.
7. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Công điện này nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ.
8. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà các vấn đề phát sinh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ tưởng các cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này./.
| THỦ TƯỚNG |
[1] Bề rộng mặt cắt ngang 2 làn xe hoặc 4 làn xe có dải dừng xe khẩn cấp không liên tục
[2] Trong tổng số 33 tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác có 14 tuyến được phân kỳ đầu tư, với tổng chiều dài 806 km, chiếm 42% tổng chiều dài đường bộ cao tốc, một số tuyến đang triển khai thi công đầu tư (Tuyên Quang - Hà Giang, Hòa Bình - Mộc Châu, cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột...)
[3] Các Thông báo: số 63/TB-VPCP ngày 02/03/2023, số 29/TB-VPCP ngày 15/02/2023; Văn bản số 140/VPCP-CN ngày 06/01/2024;
[4] Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Công điện số 794/CĐ-TTg ngày 12/9/2023; Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo tại các văn bản số 8118/VPCP-CN ngày 18/10/2023, số 9101/VPCP-CN ngày 21/11/2023
- 1Thông báo 183/TB-BGTVT năm 2022 về kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông tại cuộc họp thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Công văn 6351/VPCP-CN năm 2022 về đầu tư dự án Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D trên tuyến đường hiện trạng theo hình thức Hợp đồng BOT do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1607/QĐ-BGTVT năm 2022 phê duyệt điều chỉnh Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Thông báo 183/TB-BGTVT năm 2022 về kết luận của Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông tại cuộc họp thông qua Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Công văn 6351/VPCP-CN năm 2022 về đầu tư dự án Mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14D trên tuyến đường hiện trạng theo hình thức Hợp đồng BOT do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1607/QĐ-BGTVT năm 2022 phê duyệt điều chỉnh Dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Thông báo 29/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 63/TB-VPCP năm 2023 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Công điện 794/CĐ-TTg năm 2023 khẩn trương xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc và tập trung triển khai giải pháp bảo đảm tiến độ, chất lượng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông do Thủ tướng Chính phủ điện
- 7Công văn 8118/VPCP-CN năm 2023 về công tác rà soát các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá chưa được ban hành hoặc còn bất cập, chưa hợp lý ngành giao thông vận tải do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 8Công văn 9101/VPCP-CN năm 2023 về công tác triển khai xây dựng Quy chuẩn đường cao tốc do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Công văn 140/VPCP-CN năm 2024 nghiên cứu đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được phân kỳ đầu tư do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công điện 16/CĐ-TTg năm 2024 đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ do Thủ tướng Chính phủ điện
- Số hiệu: 16/CĐ-TTg
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 21/02/2024
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Minh Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra