Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/2004/CT-BGD&ĐT | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2004 |
VỀ TĂNG CƯỜNG PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH GIÁO DỤC.
Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong những năm qua, đặc biệt là sau khi có Luật Giáo dục, ngành giáo dục đã có nhiều cố gắng nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động, thể hiện qua việc tập trung nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức đưa pháp luật vào cuộc sống; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.... Tổ chức pháp chế của Bộ và đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế từng bước được kiện toàn.
Tuy vậy, so với đòi hỏi của thực tiễn thì công tác pháp chế của ngành còn nhiều hạn chế, bất cập. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về giáo dục còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, hiệu lực chưa cao; việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đầy đủ, hiệu quả thấp; việc kiểm tra thực hiện pháp luật làm chưa thường xuyên; tình hành vi phạm pháp luật về giáo dục có những biểu hiện phức tạp; chưa hình thành hệ thống tổ chức pháp chế ngành từ Bộ xuống các địa phương và cơ sở giáo dục; đội ngũ công chức pháp chế còn mỏng. Nguyên nhân của những hạn chế trên đây trước hết là do nhận thức chưa sâu sắc về vai trò của công tác pháp chế trong việc tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong ngành, từ đó chưa có giải pháp tăng cường pháp chế một cách đồng bộ.
Hiến pháp năm 1992 dã quy định: “Nhầ nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa". Ngày 14 tháng 11 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật ngày 09 tháng 12 năm 2003 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 32/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; ngày 18 tháng 5 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước; ngày 27 tháng 8 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 9AA/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ;
Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu toàn ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
Thanh tra phối hợp với Vụ pháp chế và các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý những vấn đề bức xúc đang được xã hội quan tâm như gian dối trong cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ; gian lận trong thi cử; dạy thêm, học thêm tràn lan: chất lượng không đảm bảo trong đào tạo đại học không chính quy...
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học trong ngành giáo dục (gọi chung là đơn vị) thường xuyên tổ chức kiểm tra và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội và các tiêu cực khác trong hoạt động giáo dục, theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật về giáo dục và pháp luật liên quan khác phải được thủ trưởng các đơn vị tổ chức phổ biến kịp thời đến tất cả các thành viên trong đơn vị và phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc Mỗi cán bộ, nhà giáo, công nhân viên, người học phải nêu cao tinh thần sống, làm việc và học tập theo pháp luật.
Hàng năm, các đơn vị phải sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện pháp luật ở đơn vị và kịp thời phản ánh các vướng mắc lên cơ quan quản lý cấp trên để xử lý hoặc bổ sung, sửa đổi Văn bản cho phù hợp.
7. Các đại học, học viện, viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp (gọi chung là các trường) và các doanh nghiệp trực thuộc Bộ cần nghiên cứu thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí cán bộ làm công tác pháp chế phù hợp với điều kiện của đơn vị mình. Cán bộ làm công tác pháp chế phải có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân chuyên ngành có kiến thức pháp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc tham mưu, tư vấn về pháp luật cho thủ trưởng đơn vị. Tổ chức pháp chế hoặc cán bộ làm công tác pháp chế ở các trường và các doanh nghiệp có nhiệm vụ giúp hội đồng trưởng, hội đồng quản trị, hiệu trưởng, giám đốc các trường, các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ như quy định tại Điều 6 Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ.
Vụ Tổ chức cán Bộ và Vụ Pháp chế hướng dẫn các trường và các doanh nghiệp thuộc Bộ thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí căn bộ làm công tác pháp chế, đồng thời phối hợp với các vụ liên quan có kế hoạch thường xuyên bổ sung, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy pháp luật và giáo dục công dân đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng.
8. Các sộ giáo dục và đào tạo phối hợp với sở nội vụ, sở tư pháp tham mưu để ủy ban nhân dân tỉnh xem xét thành lập tổ chức pháp chế thuộc sở hoặc bố trí công chức pháp chế theo Điều 9 của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BGD&ĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương; chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo bố trí cán bộ và tổ chức thực hiện công tác pháp chế theo quy định.
Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các tổ chức pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế của ngành Giáo dục.
Chỉ thị này được phổ biến đến tất cả các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các cán bộ, nhà giáo, công nhân viên, người học trong toàn ngành để thực hiện./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật Giáo dục 1998
- 2Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 38/2003/CT-BGDĐT về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2003-2004 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Quyết định 1084/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Kế hoạch triển khai công tác pháp chế của ngành giáo dục năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 1998
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2002
- 3Quyết định 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 38/2003/CT-BGDĐT về nhiệm vụ của toàn ngành trong năm học 2003-2004 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 6Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
- 7Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 1084/QĐ-BGDĐT năm 2023 về Kế hoạch triển khai công tác pháp chế của ngành giáo dục năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Chỉ thị 40/2004/CT-BGDĐT về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 40/2004/CT-BGDĐT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/12/2004
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Nguyễn Minh Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 18/02/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra