- 1Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/2003/CT-UB | Nghệ An, ngày 22 tháng 7 năm 2003 |
CHỈ THỊ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ ẠN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, ý thức trách nhiệm của người dân ngày một nâng cao nên công tác quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản đã đạt được những kết quả nhất định. Chất lượng rừng, độ che phủ ngày càng tăng, cảnh quan môi trường được cải thiện, tình trạng vi phạm lâm luật đã được hạn chế. Tuy vậy, tình hình khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản, săn bắt, động vật hoang dã trái pháp luật, các vụ cháy rừng vẫn còn xảy ra nhiều noi trên địa bàn tỉnh; trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng, đất lâm nghiệp của một số địa phương còn buông lỏng; tình hình chống người thi hành công vụ, cản trở sự kiểm tra, kiểm soát lâm sản của lực lượng kiểm lâm có lúc, có nơi xảy ra rất nghiêm trọng.
Để khắc phục và tiến tới chấm dứt những tồn tại về công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian qua, ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị Thủ trưởng các Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phô' Vinh, thị xã Cửa Lò thực hiện nghiêm chỉnh một số nội dung sau:
1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 Thủ tưứng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng, chính sách, pháp luật nhà nước trong công tác quản lý, bảo vệ rừng đến tận mọi người dân, phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, thực hiện thường xuyên, liên tục có hiệu quả nội dung Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
2. Giao Chi cục Kiểm lâm chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành bao gồm Kiểm lâm, Công an, Biên phòng, Quân đội, chính quyền địa phương các cấp tiến hành truy quét bọn lâm tặc về khai thác gỗ, săn bắt động vật rừng, chế biến lâm sản, kinh doanh đặc sản rừng trái phép. Thu giữ toàn bộ tang vật phương tiện khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép theo đúng pháp luật hiện hành. Thu hồi giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở chế biến gỗ không có nguồn gốc hợp pháp, dỡ bỏ các biển, hiệu quảng cáo kinh doanh các loại động vật hoang dã quý hiếm của các nhà hàng ăn uống.
3. Được trích tỷ lệ phần trăm (%) giá trị lâm sản, tang vật tịch thu cho những người có công tố cáo, cung cấp thông tin chính xác về các hành vi phá hoại rừng, vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản và thực hiện chính sách tiền thưởng cho người trực tiếp tham gia bắt giữ các vụ vi phạm, chính sách lập quỹ phòng chông chặt phá rừng và chông buôn lậu lâm sản theo đúng quy định hiện hành.
4. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chỉ cục Kiểm lâm, tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành. Chỉ đạo các đơn vị cấp dưới thực hiện tốt công tác phối hợp và hỗ trợ lực lượng kiểm lâm địa phương bảo vệ rừng và truy quét lâm tặc.
5. Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các huyện, thành, thị tổ chức việc đánh giá kết quả thực hiện quyết định 245/QĐ-TTg ngày 21-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp cho chính quyền, nơi nào làm tốt, nơi nào chưa tốt, nguyên nhân tồn tại đặc biệt là các địa phương có rừng. Có giải pháp kiên quyết ngăn chặn kịp thời những biểu hiện buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Tăng cường chỉ đạo công tác bảo vệ rừng của các Lâm trường, các ban quản lý rừng phòng hộ. Rà soát quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quỹ đất trồng rừng hợp lý không để xảy ra tình trạng phá rừng để trồng rừng. Có kế hoạch khoanh nuôi, tu bổ làm cho rừng phục hồi phát triển tốt.
6. Giao cho Sở Địa chính phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & PTNT và UBND các huyện, thành, thị đẩy nhanh công tác giáo dục đất lâm nghiệp để người dân tổ chức trồng rừng.
7. Giao Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An phối hợp với chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan thông tin cấp huyện, xã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn trên các phương tiện truyền thông về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
8. Giao UBND các huyện, thành, thị chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, rà soát trên địa bàn những vùng trọng điểm về khai thác, kinh doanh, chế biến lâm sản trái phép để có kế hoạch bảo vệ rừng, xử lý những tổ chức, cá nhân vi phạm lâm luật theo thẩm quyền; tổ chức tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về công tác bảo vệ phát triển rừng; xây dựng quy ước bảo vệ rừng và mạng lưới tin báo tội phạm lâm luật, phát động nhân dân phát giác những tên cầm đầu, những kẻ tiếp tay cho bọn lâm tặc, tổ chức cho nhân dân ký cam kết bảo vệ rừng không tham gia hoặc tiếp tay cho những kẻ phá hoại rừng.
Nhận được chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện, định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về Chi cục Kiểm lâm - cơ quan Thường trực thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT-TTg của tỉnh để Chi cục Kiểm lâm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 3Quyết định 32/2018/QĐ-UBND quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư thuộc chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước; mức đầu tư trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 4Quyết định 2892/QĐ-UBND năm 2019 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Giang
- 5Quyết định 639/QĐ-UBND về phê duyệt chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2020
- 1Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Chỉ thị 12/2003/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 32/2018/QĐ-UBND quy định về loài cây, mật độ, mô hình, cơ cấu cây trồng, mức đầu tư, hỗ trợ đầu tư thuộc chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước; mức đầu tư trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
- 3Quyết định 2892/QĐ-UBND năm 2019 Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 639/QĐ-UBND về phê duyệt chỉ tiêu, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước năm 2020
Chỉ thị 23/2003/CT-UB về tăng cường biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển vốn rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 23/2003/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/07/2003
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Đình Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2003
- Ngày hết hiệu lực: 04/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực