Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2012/CT-UBND | Hậu Giang, ngày 13 tháng 8 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Trong thời gian qua, công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư, việc triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng: nhiều dự án được triển khai thực hiện có hiệu quả, công tác tổ chức thẩm định, thẩm tra dự án có chất lượng; năng lực của các nhà đầu tư từng bước được cải thiện, giảm thiểu được nhiều dự án không khả thi; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đầu tư được chú trọng thường xuyên, ý thức chấp hành pháp luật của các nhà đầu tư được nâng lên, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư được đảm bảo,tăng cường sự liên kết gắn bó giữa chính quyền địa phương với nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, thu hút vốn đầu tư và quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn một số hạn chế nhất định: sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị với cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chưa thường xuyên và chặt chẽ, chưa có ý kiến đầy đủ và kịp thời khi cơ quan chuyên môn trưng cầu ý kiến thẩm tra; năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, bảo vệ môi trường,…phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư trong thời gian qua.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, UBND tỉnh Chỉ thị:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh; đầu tư đúng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư mang lại lợi ích cho tỉnh, cho doanh nghiệp và bảo đảm phát triển bền vững.
b) Tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về đầu tư nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý dự án và kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.
c) Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư theo quy định đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất, các dự án khai thác tài nguyên, các dự án có điều kiện, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường …; rà soát, đề xuất xử lý theo quy định đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai theo cam kết.
d) Trước khi trình UBND tỉnh cho chủ trương đầu tư các dự án, phải làm việc với các nhà đầu tư có cam kết, ngoài các điều khoản quy định, cần có kế hoạch ngay từ đầu thực hiện chính sách tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án (tùy theo quy mô dự án mà xây dựng phương án tái định cư phù hợp), ứng vốn giải phóng mặt bằng (tỷ lệ, thời gian…).
đ) Thực hiện đúng, đủ các thủ tục đầu tư theo các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật để làm cơ sở cho việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và theo dõi, kiểm tra, giám sát (suất đầu tư tối thiểu đối với các dự án sử dụng nhiều đất; tiêu chuẩn về khoa học, công nghệ, môi trường; tiêu chuẩn, điều kiện khai thác tài nguyên khoáng sản…). Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đầu tư không được quy định thêm thủ tục, lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các ưu đãi đầu tư không đúng với quy định của pháp luật.
2.Sở Công Thương:chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý Nhà nước đối với việc xét, trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các lĩnh vực có điều kiện thuộc phạm vi quản lý ngành; rà soát các quy hoạch sản xuất, điều kiện kinh doanh và công bố định hướng thu hút đầu tư theo ngành, lĩnh vực, địa phương.
3. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành liên quan kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất.
4. Sở Xây dựng: chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị làm cơ sở để định hướng phân kỳ và kêu gọi đầu tư phát triển đô thị và nông thôn đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương và UBND huyện, thị xã, thành phố nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, môi trường và sử dụng tài nguyên, khoáng sản của dự án đầu tư.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai hiệu quả việc chuyển giao công nghệ của dự án đầu tư.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng các ngành liên quan tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với với các ngành có liên quan chịu trách nhiệm đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động có tay nghề của khu vực đầu tư từ vốn doanh nghiệp
b) Tăng cường công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho người lao động, bồi dưỡng kiến thức, tác phong công nghiệp và kỹ luật lao động cho người lao động.
c) Phối hợp với Liên đoàn Lao động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động, tạo mối quan hệ lao động hài hòa và ổn định giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động.
9. Sở Giao thông vận tải: chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên có quan triển khai các giải pháp cần thiết để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
10. Ban quản lý các khu công nghiệp:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư. Phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, phòng chống cháy nổ, an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái đối với các dự án tại khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu, cụm công nghiệp đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền;
c) Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhà đầu tư.
11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: phối hợp thực hiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng thế trận quân sự khu vực phòng thủ đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các địa phương rà soát bơm mìn, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.
12. Công an tỉnh: phối hợp với các ngành và địa phương đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm giải phóng mặt bằng; nắm tình hình các trường hợp có dấu hiệu nghi vấn trong thực thi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu và các quy định về cơ bản; thường xuyên kiểm tra, uốn nắn các chủ đầu trong trong việc phòng, chống cháy nổ.
13. UBND huyện, thị xã, thành phố: tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư theo phân cấp; quản lý nhà nước về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của các dự án, quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng; đẩy nhanh tiến độ giải
phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án đúng cam kết.
14. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.
Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 22/2009/CT-UBND về một số giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 2Chỉ thị 31/2006/CT-UBND chấn chỉnh công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư, tạo sự phát triển bền vững do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 103/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 54/2004/QĐ-UBBT do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Nghị quyết 135/2008/NQ-HĐND về phát triển loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong nông, lâm nghiệp giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 5Chỉ thị 05/2006/CT-UBND chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2016 thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020”
- 7Quyết định 904/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 8Quyết định 797/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Doanh nghiệp 2005
- 4Chỉ thị 22/2009/CT-UBND về một số giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 5Chỉ thị 31/2006/CT-UBND chấn chỉnh công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư, tạo sự phát triển bền vững do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 103/2006/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 54/2004/QĐ-UBBT do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 7Nghị quyết 135/2008/NQ-HĐND về phát triển loại hình kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trong nông, lâm nghiệp giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 8Chỉ thị 05/2006/CT-UBND chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 9Kế hoạch 10/KH-UBND năm 2016 thực hiện Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016 - 2020”
- 10Quyết định 904/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020
- 11Quyết định 797/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
Chỉ thị 09/2012/CT-UBND về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 09/2012/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/08/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Trần Công Chánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra