Hệ thống pháp luật

xét xử sơ thẩm

"xét xử sơ thẩm" được hiểu như sau:

Là một từ Hán Việt, có nghĩa là lần đầu tiên đưa vụ án ra xét xử tại một Tòa án có thẩm quyền.Theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002, Toà án thực hiện chế độ hai Cấp Xét xử xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm.Tòa hình sự, toà dân sự, toà kinh tế, toàn lao động,toà hành chính thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động gồm 01 thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân. Hội đồng xét xử sơ thẩm các vụ án kinh tế, gồm có 02 Thẩm phán và 01 Hội thẩm nhân dân. Nếu vụ án có tính chất phức tạp thì thành phần -Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có 02 thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân.Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật quy định thì có hiệu lực thi hành.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, xét xử sơ thẩm được quy định tại Điều 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2014.