Hệ thống pháp luật

việc làm

"việc làm" được hiểu như sau:

Hoạt động lao động hợp pháp, tương đối ổn định, tạo ra thu nhập hoặc có khả năng tạo ra thu nhập cho người thực hiện.Trong khuôn khổ của luật lao động, việc làm được đề cập đến ở các phương diện đảm bảo quyền tự do việc làm, không phân biệt đối xử trong việc làm và các biện pháp khuyến khích giải quyết việc làm cho người lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng có Công ước 111 (năm 1958) và Công ước 122 (1964) về các vấn đề đó. Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước có các chính sách, chương trình, quỹ quốc gia về việc làm; thực hiện các biện pháp hỗ trợ giải quyết, đảm bảo việc làm cho người lao động; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự tạo việc làm, thu hút sử dụng nhiều lao động, dạy nghề cho người lao động... Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ đảm bảo việc làm cho người lao động theo thỏa thuận, có trách nhiệm sắp xếp việc làm hoặc bồi thường khi người lao động bị mất việc làm do đơn vị thay đổi cơ cấu, công nghệ, sáp nhập, chia tách, chuyển đổi... Người lao động có trách nhiệm tự tạo việc làm, có quyền trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ việc làm để tham gia quan hệ lao động.

Ngoài ra "việc làm" cũng được hiểu là:

Là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
(Theo khoản 2 Điều 3 Luật việc Làm 2013)