Hệ thống pháp luật

vi cảnh

"vi cảnh" được hiểu như sau:

Hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước nhưng mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn, bị xử lý bằng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.Các biện pháp xử lý có thể là phạt tiền hoặc hạn chế hay tước bỏ một số quyền công dân.Phạt vi cảnh được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1977 theo Nghị định số 143-CP ngày 27.5.1977 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ phạt vi cảnh. Theo đó, những hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội mà có tính chất đơn giản, rõ ràng và hậu quả không nghiêm trọng, chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến mức xử phạt bằng các biện pháp hành chính khác (hành vi gây rối trật tự công cộng, xâm phạm nếp sống văn minh, gây trở ngại cho trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thuỷ, vi phạm các điều lệ quản lý hộ tịch, hộ khẩu...) được gọi là phạm pháp vi cảnh và có thể bị xử lý bằng các hình thức: cảnh cáo; phạt tiền từ 1 đồng đến 10 đồng; phạt lao động công ích từ 1 đến 3 ngày; phạt giam từ 1 đến 3 ngày và còn có thể bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật hoặc phương tiện phạm pháp. Những người có thẩm quyền phạt vi cảnh là: cán bộ, chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ quản lý trật tự an toàn xã hội; trưởng công an xã, phó công an xã; cán bộ công an từ cấp trưởng, phó công an huyện, trưởng, phó công an khu phố, trưởng, phó quận trở lên.