văn phòng quốc hội
"văn phòng quốc hội" được hiểu như sau:
Cơ quan giúp việc của Quốc hội, có trách nhiệm tham mưu, nghiên cứu tổng hợp và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Quốc hội, uỷ ban thường vụ quốc hội, Chủ tịch quốc hội, các Phó Chủ tịch quốc hội của Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội.Từ năm 1946 đến 1961: chưa có văn bản pháp luật nào quy định cơ quan giúp việc của Quốc hội, song trên thực tế cơ quan giúp việc của Quốc hội là Văn phòng Ban thường trực quốc hội.Trong những năm từ 1945 đến 1992, về mặt chính thức chưa có cơ quan nào mang tên chính thức là "văn phòng quốc hội” để phục vụ hoạt động của Quốc hội. Trong thời gian này, cơ quan phục vụ hoạt động của Quốc hội thường mang những tên khác nhau. Từ năm 1956 đến năm 1961, văn phòng thường trực quốc hội, chính thức là cơ quan của ban thường trực Quốc hội, phục vụ hoạt động của ban thường trực quốc hội, trên thực tế phục vụ cả hoạt động của Quốc hội. Từ năm 1962 đến năm 1980, văn phòng Uỷ ban thường trực quốc hội, cơ quan của Uỷ ban thường vụ quốc hội, nhưng xét chức năng, nhiệm vụ, cơ quan này vừa phục vụ hoạt động của uỷ ban thường vụ quốc hội, vừa phục vụ hoạt động của Quốc hội. Từ năm 1980 đến năm 1992, văn phòng quốc hội và hội đồng nhà nước là cơ quan vừa phục vụ Quốc hội, vừa phục vụ hoạt động của Hội đồng nhà nước - cơ quan cao nhất, hoạt động thường xuyên của Quốc hội, Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau ngày 26.9.1992, với Nghị quyết số 01/UBTVQH9 của uỷ ban thường vụ quốc hội, văn phòng quốc hội và hội đồng nhà nước được đổi tên và mang tên chính thức là "Văn phòng quốc hội”.Từ 1992 đến nay, cơ quan giúp việc của Quốc hội là văn phòng Quốc hội, được thành lập theo Nghị quyết số 01/NQ/UBTVQH9 và Nghị quyết số 02NQ/UBTVQH9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Quốc hội được quy định tại Nghị quyết số 02NQ/UBTVQH9 và Quy chế hoạt động của uỷ ban thường vụ quốc hội (Điều 43) do Quốc hội khoá IX thông qua ngày 07.07.1993. về cơ cấu tổ chức, Chủ nhiệm Văn phòng quốc hội là người đứng đầu văn phòng quốc hội, chịu trách nhiệm trước Uỷ ban thường vụ quốc hội về công tác của văn phòng. Văn phòng quốc hội hiện nay có 20 đơn vị (17 đơn vị cấp vụ và tương đương; 2 đơn vị cấp phòng).Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, văn phòng Quốc hội được quy định tại Điều 99 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014.