Hệ thống pháp luật

vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

"vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" được hiểu như sau:

(Hành vi) chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới Việt Nam (nhập hoặc xuất) mà không có mục đích buôn bán.Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Đối tượng của tội này là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam và ngoại tệ. Tính trái phép của hành vi vận chuyển thể hiện ở chỗ chủ thể cố ý không tuân thủ các quy định của Nhà nước về trách nhiệm, nghĩa vụ của người có hàng hóa, tiền tệ chuyển qua biên giới như không khai báo, khai báo gian dối, giấu giếm hàng hóa, sử dụng giấy tờ giả mạo để nhập hoặc xuất được hàng hoặc để trốn được thuế... Việc vận chuyển có thể là trực tiếp qua đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không hoặc có thể gián tiếp qua đường bưu điện, vận chuyển dịch vụ.Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.Buôn lậu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước. Do vậy, luật hình sự Việt nam đã coi hành vi buôn lậu với mức độ nhất định là tội phạm. Trước khi có Bộ luật hình sự đầu tiên (Bộ luật hình sự năm 1985), tội này được quy định trong Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh tráiphép năm 1982. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội buôn lậu được quy định trong chương “Các tội xâm phạm an ninh quốc gia". Quan niệm như vậy không phù hợp với thực tế là tội phạm này chủ yếu xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Do vậy, trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội này đã được chuyển sang chương “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế". So với Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 đã mô tả tội buôn lậu cụ thể hơn. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã có sự định lượng để phân biệt giữa buôn lậu là vi phạm hành chính với buôn lậu là tội phạm.Quan niệm như thế nào là tội buôn lậu có sự khác nhau giữa các quốc gia cũng như giữa các thời điểm khác nhau ở cùng quốc gia. Theo Bộ luật hình sự năm 1999 hiện hành, tất cả các loại hàng hóa kể cả tiền Việt Nam và ngoại tệ đều có thể là đối tượng của hành vi buôn bán trái phép qua biên giới. Tuy nhiên, do tính chất của những loại hàng hoá này khác nhau nên hành vi buôn lậu từng loại hàng hoá đó chỉ bị coi là tội buôn lậu khi thoả mãn điều kiện riêng nhất định. Cụ thể: 1) Hành vi buôn lậu vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa trong mọi trường hợp đều bị coi là tội phạm; 2) Hành vi buôn lậu hàng cấm bị coi là tội phạm khi hàng cấm được buôn bán có số lượng lớn hoặc chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi này hoặc về hành vi được quy định trong một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác... (hàng cấm ở đây được hiểu là hàng cấm kinh doanh thuộc phạm vi quy định của tội buôn bán hàng cấm); 3) Hành vi buôn lậu các hàng hoá khác bị coi là tội phạm khi hàng hoá được buôn bán có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án và chưa được xoá án tích về hành vi này hoặc về hành vi được quy định trong một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác...Tính trái phép của hành vi buôn bán này thể hiện ở chỗ chủ thể cố ý không tuân thủ các quy định của Nhà nước về trách nhiệm, nghĩa vụ của người buôn bán hàng hóa qua biên giới như không khai báo, khai báo gian dối, giấu giếm hàng hóa, sử dụng giấy tờ giả mạo để nhập hoặc xuất được hàng hoặc để trốn được thuế... Việc buôn bán có thể là trực tiếp qua đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không hoặc có thể gián tiếp qua đường bưu điện, vận chuyển dịch vụ.Tội buôn lậu được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.Hình phạt được quy định cho tội này có mức cao nhất là tử hình và thấp nhất là phạt tiền. Kèm theo hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền, tịch thu tài sản,...Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới được quy định tại Điều 189 Bộ luật hình năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.