tranh chấp lao động tập thể
"tranh chấp lao động tập thể" được hiểu như sau:
Tranh chấp lao động phát sinh giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.Tranh chấp lao động tập thể thường được sử dụng để phân biệt với tranh chấp lao động cá nhân; căn cứ vào đối tượng tranh chấp và tính tổ chức của những người lao động tham gia tranh chấp. Tranh chấp lao động tập thể còn được gọi tắt là tranh chấp tập thể.Trên thế giới, tranh chấp lao động tập thể xuất hiện khoảng cuối thế kỉ XVIII, trong thời kì chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do. Ở Việt Nam, tranh chấp lao động tập thể được chính thức ghi nhận năm 1992, trong Nghị định 18/CP ngày 26.12.1992 (trước ngày thống nhất đất nước, vấn đề này cũng được thừa nhận trong luật pháp của chính quyền Sài gòn, dưới thuật ngữ cộng đồng phân tranh lao động).Một bên của tranh chấp lao động tập thể là tập thể lao động trong một cơ cấu tổ chức nhất định, thường do tổ chức công đoàn của những người lao động đó (nếu có) đại diện.Theo pháp luật hiện hành, tranh chấp lao động tập thể được giải quyết thông qua hoà giải, trọng tài và xét xử tại toà án; một trình tự thủ tục khác với giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân (Xt. Tranh chấp lao động cá nhân).