Hệ thống pháp luật

trách nhiệm hành chính

"trách nhiệm hành chính" được hiểu như sau:

Trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.Trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định là trách nhiệm mà chủ thể phải: 1) Hành động phù hợp với những yêu cầu của pháp luật hành chính; 2) Chịu những hậu quả của việc không thực hiện hay thực hiện không đúng các nghĩa vụ của mình.Trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ hành chính là nghĩa vụ của chủ thể phải gánh chịu những hậu quả của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những yêu cầu của pháp luật hành chính, trở thành đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước và bằng hành động của mình đền bù thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra.Trách nhiệm hành chính phát sinh do vi phạm nghĩa vụ có những đặc điểm sau: 1) Là loại trách nhiệm có tính phái sinh; 2) Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm trước Nhà nước; 3) Trách nhiệm hành chính do Nhà nước áp dụng thông qua cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền; 4) Trách nhiệm hành chính được xác định trên cơ sở quy phạm pháp luật hành chính; 5) Trách nhiệm hành chính có mức độ ít nghiêm khắc hơn so với trách nhiệm hình sự.Trách nhiệm pháp lý hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc...