Hệ thống pháp luật

tội phạm chưa hoàn thành

"tội phạm chưa hoàn thành" được hiểu như sau:

Hành vi phạm tội chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm vì nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.Tội phạm chưa hoàn thành bao gồm: chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Cả hai trường hợp phạm tội này đều có điểm giống nhau là chủ thể chưa thực hiện tội phạm được đến cùng (hành vi phạm tội chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm) vì nguyên nhân khách quan. Trong khi ý muốn chủ quan của họ đều mong muốn tội phạm hoàn thành (mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng).Trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành, chủ thể đã có hành vi nguy hiểm cho xã hội và ý thức chủ quan là mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng. Do vậy, việc buộc chủ thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa hoàn thành là có cơ sở và cần thiết. Tuy nhiên, mức độ trách nhiệm hình sự có khác so với trường hợp tội phạm hoàn thành vì đây là những trường hợp có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Cụ thể, Bộ luật hình sự năm 1999 đã xác định người phạm tội trong trường hợp tội phạm chưa hoàn thành chịu trách nhiệm nhẹ hơn trường hợp tội phạm hoàn thành (Điều 52) và riêng trường hợp chuẩn bị phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi tội phạm được chuẩn bị là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (Điều 17).Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm chưa hoàn thành chỉ có ở tội phạm cố ý trực tiếp. Mặc dù về lý thuyết, vẫn có thể có chuẩn bị phạm tội cũng như phạm tội chưa đạt ở tội phạm cố ý gián tiếp.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, tội phạm chưa hoàn thành được quy định tại Điều 14 và Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.