Hệ thống pháp luật

tòa án hiến pháp

"tòa án hiến pháp" được hiểu như sau:

Cơ quan đặc biệt có chức năng chủ yếu là phán xét tính hợp hiến của các văn bản luật.Trong quan niệm của nhiều nước, toà án hiến pháp là thiết chế quan trọng bậc nhất trong tổ chức của một nhà nước dân chủ hiện đại, bảo đảm tính tối thượng của hiến pháp, tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật nói chung, bảo đảm tính bền vững của hệ thống chính trị và bảo vệ quyền tự do của con người.Ngoài ra, tòa án hiến pháp một số nước còn có thể giải quyết vấn đề tranh chấp quyền lực giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; giữa chính quyền trung ương và địa phương, xét xử các quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước.Tòa án hiến pháp lần đầu tiên được thành lập ở Áo năm 1920 theo sáng kiến của Kelvin, mở ra thời kỳ gọi là mô hình giám sát hiến pháp ở châu Âu. Sau đó một thời gian, tòa án hiến pháp được thành lập ở hầu hết các nước châu Âu như Italia (1947); Đức (1949); Pháp (1958); Thổ Nhĩ Kỳ (1961); Nam Tư (1963); Bồ Đào Nha (1976); Tây Ban Nha (1978); Hy Lạp (1979) và một số nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu như Ba Lan (1982); Hungary (1983); Liên Xô (1988). Sau khi chuyển đổi thể chế chính trị, toà án hiến pháp vẫn được duy trì ở Ba Lan, Hungary, Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây. Mô hình tòa án hiến pháp cũng được tiếp nhận ở một số nước châu Á, Phi, Mĩ Latinh.Ở hầu hết các nước, quyết định của tòa án hiến pháp được xem là quyết định cuối cùng và có hiệu lực bắt buộc chung.Ở Việt Nam chưa có Toà án hiến pháp.