tổ chức lao động quốc tế (ilo)
"tổ chức lao động quốc tế (ilo)" được hiểu như sau:
Tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập ngày 11.4.1919 trên cơ sở bản Điều lệ của Tổ chức lao động quốc tế được thông qua tại phiên họp toàn thể của Hội nghị thế giới họp ở Pari (Pháp).Ngày 14.12.1946, Hiệp định điều chỉnh quan hệ giữa Liên hợp quốc và Tổ chức lao động quốc tế với tư cách là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được Liên hợp quốc chuẩn y.Mục tiêu của ILO gồm: thúc đẩy việc cải thiện điều kiện làm việc của người lao động bằng cách điều tiết thị trường lao động, đấu tranh chống nạn thất nghiệp, bảo vệ lao động trẻ em, phụ nữ, người lao động cao tuổi, tự do nghiệp đoàn, thúc đẩy việc nâng cao mức sống của người lao động; thừa nhận quyền ký kết thoả ước tập thể; hợp tác đấu tranh chống đói nghèo...Cơ cấu của ILO gồm: 1) Đại Hội đồng ILO (còn gọi là Hội nghị lao động quốc tế) là cơ quan tối cao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên họp mỗi năm 1 lần. Đại hội đồng có chức năng xây dựng các công ước khuyến nghị về những vấn đề lao động, thảo luận tất cả các vấn đề về hoạt động của ILO; 2) Hội đồng hành chính ILO là cơ quan chấp hành của ILO gồm 56 thành viên có chức năng cơ bản là lãnh đạo công việc của Văn phòng lao động quốc tế, bầu tổng giám đốc, phó tổng giám đốc của Văn phòng...; 3) Văn phòng lao động quốc tế là ban thư ký của ILO có chức năng thu nhận và phổ biến thông tin về những vấn đề liên quan đến việc điều tiết điều kiện lao động và tình cảnh của người lao động, nghiên cứu những vấn đề sẽ đệ trình để xem xét tại Đại hội đồng Liên hợp quốc... Đứng đầu Văn phòng là tổng giám đốc do Hội đồng hành chính ILO bầu.Hiện nay, ILO có 156 quốc gia hội viên trong đó có Việt Nam. Trụ sở của ILO đặt tại Geneva (Thụy Sĩ).