tổ chức khí tượng thế giới (wmo)
"tổ chức khí tượng thế giới (wmo)" được hiểu như sau:
Tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập năm 1950 trên cơ sở Công ước khí tượng thế giới được thông qua tại Hội nghị tổ chức khí tượng quốc tế năm 1947 tại Oasinhtơn (Mĩ) thực hiện chức năng bảo đảm hợp tác, tương trợ quốc tế trong lĩnh vực khí tượng.Ngày 20.12.1951, Hiệp định điều chỉnh quan hệ giữa Liên hợp quốc và Tổ chức khí tượng thế giới với tư cách là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được Đại hội đồng Liên hợp quốc biểu quyết tán thành.Mục đích của WMO là bảo đảm hợp tác quốc tế và tương trợ kỹ thuật trong việc thiết lập hệ thống các trạm quan trắc khí tượng, các trạm quan trắc vật lý địa cầu, trao đổi các thông tin về khí tượng, nhất thể hoá các quy tắc kỹ thuật về khí tượng.Cơ cấu của WMO gồm: 1) Đại hội khí tượng thế giới là cơ quan cao nhất của WMO bao gồm tất cảcác thành viên mà đại diện là người đứng đầu cơ quan khí tượng của mỗi nước. Đại hội triệu tập họp 4 năm 1 lần; 2) Ban chấp hành gồm 24 thành viên họp mỗi năm 1 lần có nhiệm vụ giám sát thực hiện các nghị quyết của Đại hội, tiến hành nghiên cứu khoa học...; 3) Ban thư ký đứng đầu là tổng thư ký.Ngoài ra, WMO còn thành lập 6 hội đồng khí tượng khu vực và 8 ủy ban kỹ thuật.Trụ sở của tổ chức này ở Geneva (Thụy Sĩ). Hiện nay WMO có khoảng 150 quốc gia thành viên. Việt Nam thành viên chính thức của WMO.