Hệ thống pháp luật

tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (opec)

"tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (opec)" được hiểu như sau:

Tổ chức được thành lập tháng 9.1960 nhằm bảo vệ quyền lợi của Các nước khai thác dầu mỏ.Thành viên gồm có các nước: Venezuela, Gabon, Iran, Iraq, Cooet, Inđônêxia, Libya, Angiêri, Cata, Nigeria, Êcuađo, Liên bang các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ả Rập Xêut. Các nước của tổ chức này chiếm 60% nguồn dự trữ, 70% sản lượng khai thác và gần 80% số lượng dầu mỏ xuất khẩu của thế giới.Năm 1973, để tách khỏi ảnh hưởng của các tập đoàn dầu mỏ Mỹ, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã quyết định tăng giá dầu gấp 4 lần từ 2,5 USD/thùng lên hơn 11,5 USD/thùng. Do đó, đã gây ra sự thâm hụt cán cân thanh toán ở hầu hết các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ và đã dẫn đến giai đoạn suy thoái toàn cầu. Khi sự suy thoái được kìm hãm lại, thu lợi về dầu bắt đầu giảm. Năm 1979, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ lại tăng giá dầu một lần nữa (lên khoảng 28 USD/thùng). Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ hoạt động như một cartel. Để đẩy giá dầu mỏ lên, tổ chức này thường phân định mức sản xuất cho mỗi thành viên.Các cơ quan của tổ chức gồm: 1) Hội nghị là cơ quan cao nhất được triệu tập ít nhất 2 lần/năm. Hội nghị có thẩm quyền xác định chính sách của tổ chức, bổ nhiệm các giám đốc với nhiệm kỳ 2 năm, bầu chủ tịch Hội đồng giám đốc với nhiệm kỳ 1 năm. Hội đồng thông qua các quyết định trên cơ sở nguyên tắc nhất trí; 2) Hội đồng giám đốc là cơ quan quản lý của tổ chức; 3) Ban thư ký (đứng đầu là tổng thư ký) là cơ quan chấp hành. Trong ban thư ký có uỷ ban kinh tế phân tích tình hình thị trường dầu mỏ và chuẩn bị các khuyến nghị về chính sách của các nước khai thác dầu mỏ.Trụ sở của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đặt tại Viên (Áo).