Hệ thống pháp luật

tín dụng nhà nước

"tín dụng nhà nước" được hiểu như sau:

Tín dụng do Nhà nước thực hiện với tư cách là người đi vay.Mục đích thực hiện tín dụng Nhà nước của Nhà nước là huy động vốn để bù đắp thiếu hụt ngân sách hoặc mở rộng quy mô đầu tư của Nhà nước.Tín dụng nhà nước xuất hiện từ thời nhà nước chiếm hữu nô lệ và ngày nay được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ở các thời kỳ khủng hoảng kinh tế và sau chiến tranh, tín dụng Nhà nước là biện pháp tài chính được các nước đặc biệt chú trọng, ở Việt Nam, sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, trên cơ sở sắc lệnh số 122/SL ngày 16.7.1946 và Sắc lệnh số 67/SL ngày 26.7.1947, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành vay của các tổ chức, cá nhân thông qua việc phát hành công trái để tiến hành công cuộc kháng chiến, kiến quốc.Để thực hiện việc vay nợ, Nhà nước phát hành các loại công trái (còn gọi là trái phiếu Chính phủ) hoặc ký các hiệp định tín dụng với Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế. Khác với các hình thức tín dụng khác, quan hệ tín dụng Nhà nước không áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay.