thuyết cai trị
"thuyết cai trị" được hiểu như sau:
Học thuyết ra đời vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa cho rằng lãnh thổ quốc gia gắn liền với khả năng thực thi quyền lực trên cơ sở tuyệt đối hoá quyền lực thực tế đối với lãnh thổ.Đại biểu của thuyết cai trị là Phơvicke, Elinec, Palienco... Nội dung của học thuyết này coi lãnh thổ quốc gia chỉ là khoảng không gian trong đó tồn tại quyền lực của nhà nước: "Lãnh thổ không phải là vật mà là phạm vi quyền lực". Chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ trong thuyết cai trị được đồng nhất với phạm vi thống trị của thế lực cầm quyền trong quốc gia.Tính phản động của học thuyết này là ở chỗ những đại diện của chúng vận dụng học thuyết nhằm mục đích hợp pháp hoá cho các cuộc chiến tranh xâm lược, thôn tính của các thế lực phản động vì họ lập luận rằng quyền lực được thực thi đến đâu thì đó chính là lãnh thổ quốc gia.