Hệ thống pháp luật

thương lượng tập thể

"thương lượng tập thể" được hiểu như sau:

Việc bàn bạc, thảo luận giữa đại diện của tập thể người lao động và người sử dụng lao động nhằm đạt tới sự thỏa thuận về nội dung của thoả ước lao động tập thể trong doanh nghiệp.Theo Bộ luật lao động năm 1994 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002), đại diện cho các bên thương lượng tập thể bao gồm: bên tập thể người lao động là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời; bên người sử dụng lao động là giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc người có giấy uỷ quyền của giám đốc doanh nghiệp. Số lượng đại diện thương lượng tập thể của các bên do hai bên thỏa thuận. Thương lượng tập thể còn được vận dụng trong một số trường hợp khác của quan hệ lao động như trong giải quyết tranh chấp lao động mà một bên là tập thể lao động.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, thương lượng tập thể được quy định từ Điều 66 đến Điều 72 Bộ luật lao động 2012 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012.