thuế quan bảo hộ
"thuế quan bảo hộ" được hiểu như sau:
Mức thuế suất do nhà nước quy định đối với những hàng hoá nhập khẩu để bảo vệ nền kinh tế của nước mình khỏi bị nước ngoài cạnh tranh.Về lâu dài, ngành công nghiệp được bảo hộ một cách thích hợp thì có khả năng đạt được hiệu quả kinh tế ở trong nước và lợi dụng được các yếu tố kinh tế bên ngoài. Kết quả là, ngành công nghiệp đó mới có khả năng đạt được hiệu quả bằng hoặc hơn các đối thủ cạnh tranh cũ của mình. Khi đó thuế quan bảo hộ có thể được hủy bỏ.Sự bảo hộ tạm thời đối với ngành công nghiệp như thế không đối nghịch với mục tiêu mậu dịch tự do: Chuyên môn hoá tối đa trên cơ sở lợi thế cạnh tranh.Đến tháng 8 năm 1997, Ấn Độ vẫn là thị trường đóng cửa chặt nhất châu Á. Về mức độ mở cửa thị trường ở các nước và lãnh thổ châu Á, uỷ ban tư vấn rủi ro về kinh tế và chính trị (PERC) xếp Hồng Kông, Singapore là hai thị trường dẫn đầu với số điểm lần lượt là 1,27 và 1,78. Tiếp theo là Đài loan 5,04; Malaysia 5,2; Philippin 5,69; Việt Nam 5,8; Thái lan 6,21; Indonesia 6,88; Nhật Bản 7,15; Trung Quốc 7,48; Hàn Quốc 7,67 và Ấn Độ 7,7.Qua điều tra, Uỷ ban tư vấn rủi ro về kinh tế và chính trị kết luận rằng, tới đây, nhiều nước châu Á sẽ xuất hiện xu hướng nới lỏng chế độ bảo hộ mậu dịch.