thừa phát lại
"thừa phát lại" được hiểu như sau:
Viên chức chuyên việc tống đạt giấy tờ và thi hành phán quyết của Tòa án hay thu một sản vật.Thừa - giúp, phụ giúp; theo, tuân theo lệnh của cấp trên. Phát - gửi đi, giao cho ai vật gì. Lại - người làm việc cấp dưới.Thừa phát lại là những công lại do luật pháp giao cho các việc truyền phiếu, các việc biên chép, chuyển đưa các giấy tờ thuộc về tư pháp hoặc ngoại tư pháp, các việc thi hành bản án, các công văn và các công việc nội bộ trong các Toà án. Nếu được triệu dụng, thừa phát lại bắt buộc phải thi hành nhiệm vụ của mình, bất luận người triệu dụng là ai, trừ khi người đó là thân thuộc hay thích thuộc về trực hệ, về bàng hệ cho đến hạng cháu chú, cháu bác, cháu cô... Thừa phát lại nào phạm vào các điều ấn định nói trên hoặc từ chối không làm phận sự trong một thủ tục do công tố viên yêu cầu, hoặc không làm phần việc mà phải làm ở Toà án họ tuỳ thuộc hoặc đã có lệnh của Chánh án truyền làm mà vẫn thoái thác không chịu làm, sẽ bị triệt hồi, chưa kể đến những sự bồi thường thiệt hại hoặc những sự trừng phạt khác do đó có thể sinh raChế định thừa phát lại được quy định trong các Bộ dân luật ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc trước năm 1945 đều theo mô hình thừa phát lại của Pháp với các tên gọi khác nhau như “thừa phát lại”, "trưởng tòa", “mo toà" nhưng đều có nguồn gốc từ tiếng Pháp là "Huissier” có nghĩa là gác cửa, trưởng tòa. Theo đó hoạt động của thừa phát lại bao gồm.Trước khi xét xử thừa phát lại được lập các vi bằng, biên bản; tống đạt các thư mời, giấy triệu tập;Trong khi xét xử thừa phát lại có nhiệm vụ báo tin toà đăng đường, toà bế mạc; truyền đạt việc gọi tên các đương sự, người làm chứng, chuyển chứng cứ; giữ gìn trật tự phiên tòa; 3) Sau khi xét xử thừa phát lại tống đạt các giấy tờ đốc thúc thi hành án; lập các chứng thư thi hành các nội dung bản án đã tuyên về trục xuất, phát mại tài sản, trả nợ...Thừa phát lại được bổ nhiệm và là công lại, nhiệm lại, nhưng không phải là công chức hưởng lương Nhà nước. Thừa phát lại được tổ chức và hoạt động theo quản hạt Toà án. Nhiệm vụ của thừa phát lại rất rộng không chỉ thi hành các bản án có nghĩa là công việc sau xét xử mà còn thực hiện các công việc trước và trong xét xử.