thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể
"thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể" được hiểu như sau:
Những việc cụ thể mà các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật phải thực hiện theo một trình tự để giải quyết tranh chấp lao động giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động.Việc giải quyết các tranh chấp lao động tập thể có thể theo thủ tục riêng hoặc giống như các tranh chấp lao động cá nhân tuỳ theo pháp luật của từng nước, ở Việt Nam, giải quyết tranh chấp lao động tập thể được quy định thành một thủ tục riêng từ năm 1992 nhưng thực tế thực hiện từ khi Bộ luật lao động năm 1994 có hiệu lực. Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung năm 2002. Các tranh chấp lao động tập thể được giải quyết tại Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động, cấp huyện nếu Không có Hội đồng hòa giải lao động cơ sở. Nếu hoà giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu hội trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết. Nếu tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động; về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn hoặc các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định thì có quyền khởi kiện ra Toà án nhân dân.