Hệ thống pháp luật

thị trường lao động

"thị trường lao động" được hiểu như sau:

Nơi cung cấp sức lao động của những người có khả năng lao động và mong muốn được làm việc trong một địa phương hoặc một quốc gia cụ thể, là điều kiện cơ bản để lao động hợp lý và tổ chức lại sức lao động.Thị trường lao động gồm các hoạt động thuê mướn và cung ứng lao động nhất định để thực hiện những công việc nhất định, quá trình xác định các điều kiện lao động và tiền công phải trả cho người lao động.Thị trường lao động nảy sinh từ chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, sức lao động trở thành hàng hoá, người công nhân không có sở hữu, để sinh sống và nuôi gia đình, không thể không đem sức lao động làm hàng hoá đi bán. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay, vấn đề thị trường lao động vẫn được đặt ra và trở thành một trong những yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp đi ra, trong thời kỳ đầu, phải thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm những thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai, trong đó có thị trường lao động.