Hệ thống pháp luật

thi hành án hình sự

"thi hành án hình sự" được hiểu như sau:

Thi hành những bản án hình sự và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật.Theo Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 những bản án và quyết định thi hành bao gồm:Những bản án và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; 2) Những bản án và quyết định của toà án cấp phúc thẩm; 3) Những quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Toà án phải được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo.Theo Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, trong thời hạn bảy ngày, kể từ khi bản án hoặc quyết định sơ thẩm của tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm, chánh án đã xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.Quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên người ra quyết định thi hành án; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành án hoặc quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; bản án hoặc quyết định của người bị kết án phải chấp hành. Trong trường hợp người bị kết án đang tại ngoại thì quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ thời hạn người đó phải có mặt ở cơ quan công an để thi hành án (bảy ngày kể từ ngày nhận được quyết định). Quyết định thi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án, Cơ quan thi hành án và kết án.Theo Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, việc thi hành bản án được giao cho: 1) Cơ quan Công an thi hành hình phạt trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tham gia hội đồng thi hành hình phạt tử hình theo quy định tại Điều 259 của Bộ luật tố tụng hình sự; 2) Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú hoặc làm việc có nhiệm vụ theo dõi, giáo dục, giám sát việc cải tạo của những người được hưởng án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ; 3) Việc thi hành hình phạt quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định do chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi thi hành án đảm nhiệm; 4) Cơ sở chuyên khoa y tế thi hành quyết định về bắt buộc chữa bệnh; 5) Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong thi hành án; 6) Việc thi hành bản án và quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất; 7) Các cơ quan thi hành án phải báo cáo cho chánh án toà án đã ra quyết định thi hành án về việc bản án hoặc quyết định đã được đưa vào thi hành; nếu chưa thi hành được thì phải nói rõ lý do. Việc thi hành hình phạt tử hình được quy định tại Điều 259 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, thi hành án hình sự được quy định tại Điều 363 và Điều 364 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.