thanh tra quốc hội
"thanh tra quốc hội" được hiểu như sau:
Thanh tra viên quốc hội (Ombudsman) là một hay một số công chức, độc lập với các bộ, ngành của Chính phủ, do Quốc hội bổ nhiệm ra để tiếp nhận, điều tra và giải quyết các khiếu nại của những người bị ảnh hưởng đối với việc quản lý của Chính phủ.Chức năng chính của thanh tra viên quốc hội là nhận, giải quyết khiếu nại của công chúng, góp phần bảo đảm sự đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo vệ nền dân chủ và quyền con người. Hoạt động của thanh tra viên quốc hội giúp cho công dân bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của mình và giúp nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của Chính phủ.Quyền hạn của thanh tra quốc hội có thể rất chung, bao quát tất cả các lĩnh vực dịch vụ của Chính phủ và tất cả các hành vi hành chính, nhưng cũng có thể rất chuyên ngành. Ví dụ: thanh tra quốc hội chỉ có quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân quyền, trẻ em, người tiêu dùng hoặc chỉ liên quan đến việc cung ứng dịch vụ của một bộ nào đó.Để thực hiện chức năng của mình, thanh tra viên quốc hội có một số quyền như tiến hành các cuộc điều tra, yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại của công dân, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại đó.Thanh tra viên quốc hội chỉ có quyền đưa ra khuyến nghị, đánh giá, phê bình, để các cơ quan nhà nước liên quan ghi nhận và làm theo, và về nguyên tắc, Chính phủ phải quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình.Chế định thanh tra viên quốc hội bắt nguồn từ thông lệ hiến pháp và hệ thống chính quyền ở Bắc Âu. Ở Thụy Điển, chức thanh tra quốc hội được Hiến pháp lập ra ngay từ năm 1809. Nhưng mãi đến sau Đại chiến thế giới thứ 2, chế độ thanh tra viên quốc hội mới được chấp nhận ở các nước khác. Tên gọi "Ombudsman” có nguồn gốc Bắc Âu được giữ nguyên trong tiếng Anh và các ngôn ngữ khác khi chế độ mở rộng sang các nước này.Từ những năm 1980, số lượng các văn phòng thanh tra quốc hội trên thế giới đã tăng lên đáng kể. Hiện văn phòng thanh tra viên quốc hội đã có mặt trên 100 nước. Thanh tra viên quốc hội châu Âu đã được bổ nhiệm năm 1995 để phòng ngừa những việc làm sai trái trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc Cộng đồng châu Âu và cải thiện quan hệ giữa Liên hiệp châu Âu và các công dân của Liên hiệp. Các nước châu Á, Đông Âu, châu Phi và Nam Mĩ ngày càng có xu hướng trở về với chế định thanh tra quốc hội với tính cách là một phương tiện thúc đẩy việc chuyển đổi từ hành chính quan liêu nhà nước sang phục vụ công.Có hai mô hình thanh tra viên quốc hội chính là: mô hình cổ điển (ở Thuỵ Điển, Canada...) và mô hình hiện đại (Đức, Hàn Quốc...).Dù theo mô hình nào thì thanh tra viên quốc hội phải có các đặc điểm chính là: độc lập khỏi các bộ, ngành chính phủ; vô tư; linh hoạt; trách nhiệm và uy tín. Tính độc lập thể hiện qua việc thanh tra viên quốc hội được quốc hội bổ nhiệm cho nhiệm kỳ công tác dài, ổn định và chỉ kết thúc khi nào không còn