thành phố trực thuộc tỉnh
"thành phố trực thuộc tỉnh" được hiểu như sau:
Đơn vị hành chính cấp huyện, thường là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một tỉnh hoặc vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh, hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.Theo quy định của pháp luật, thành phố trực thuộc tỉnh phải có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 75% trở lên, có cơ sở hạ tầng được xây dựng tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh, có quy mô dân số từ 10 vạn người trò lên, có mật độ dân số bình quân từ 8.000 người trên một km2 trở lên (Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và phân cấp quản lý đô thị).Mỗi tỉnh có thể có nhiều huyện, thị xã nhưng chỉ có một thành phố trực thuộc. Việc thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố trực thuộc tỉnh thuộc thẩm quyền của chính phủ trên cơ sở xem xét đề nghị của Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh (nơi có đô thị đó) và đề nghị của bộ trưởng Bộ Nội vụ.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, thành phố trực thuộc tỉnh được quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.