Hệ thống pháp luật

tạm hoãn hợp đồng lao động

"tạm hoãn hợp đồng lao động" được hiểu như sau:

Tạm thời ngừng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động đã cam kết trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận của các bên hợp đồng.Vấn đề tạm hoãn hợp đồng lao động trở thành một nội dung pháp luật từ năm 1987, khi nước ta bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế sang định hướng thị trường, để đảm bảo quyền tự do cho các bên chủ thể. Hiện nay, hợp đồng lao động được tạm hoãn trong các trường hợp: người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do pháp luật quy định; bị tạm giữ, tạm giam và các trường hợp khác do các bên thỏa thuận.Khi hết thời hạn tạm hoãn, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Nếu người lao động không đến đơn vị thì hợp đồng lao động có thể chấm dứt theo quy định chung. Riêng trường hợp tạm hoãn vì người lao động bị tạm giam, tạm giữ thì việc nhận lại người lao động phụ thuộc vào lỗi của người lao động và tính liên quan đến công việc trong quan hệ lao động. Nếu việc tạm giam liên quan đến quan hệ lao động và người lao động không có lỗi thì người sử dụng nhận họ trở lại làm việc cũ.